KIẾN TRÚC LÀNG TRUYỀN THỐNG - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

KIẾN TRÚC LÀNG TRUYỀN THỐNG

a) Làng bô’cục theo kiểu tuyến.
      Tiền thân của các thôn làng có bố cục theo kiểu tuyến, là những điểm dân cư nhỏ bám dọc theo hai bên đường hoặc bên sông theo kiểu chuỗi điểm sau đó do quá trình lịch sử dân cư ngày càng phát triển, các điểm dân cư lấn dần ra nối tiếp chuỗi thành tuyến dài (hình 1.9).

Điển hình làng bố cục theo tuyến là các làng Phù Đổng,làng Đông Viên nằm liền nhau theo bờ sông Đuống, có làng dài gần mười cây sô’ như làng Yên Sở, Đắc Sở ở Hà Đông, làng Tiên Mỗ ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
b) Làng bô’ cục thành cụm, mảng lớn
      Những làng nằm trên khoảng đất rộng, có một truyền thống lâu đời, các dân cư quy tụ xung quanh tương đối đều, hoặc gồm nhiều điểm dân cư nhỏ (các xóm thôn) trải qua thời gian phát triển các điểm này nhập hòa với nhau thành làng lớn có mật độ dân cư và diện tích cao.
Làng lớn phổ biến là các làng truyền thống được xây dựng lâu đời ở các vùng đồng bằng, như các làng : Đình Bảng (Bắc Ninh),làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội),làng Triều Khúc (Hà Tây), làng Câu Môn (Mỹ Văn – Hưng Yên) (hình 1.10).

Các hình thức bố cục kiến trúc làng truyền thống 1
c) Làng bô cục theo chuỗi điểm
     Làng gồm nhiều diểm dân cư như xóm, thôn nằm thành hàng nối nhau thành chuỗi điểm (hình 1.11). Làng có bố cục theo kiểu chuỗi điểm, thường gặp nhiều ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và phổ biến khắp vùng như các làng Thần Huống, Lũng Đầu (Thái Bình) ở ven các con sông Trà Lý, sông Diêm Điền, hoặc làng Quan Tam ở Xuân Trường (Nam Định), các làng cổ Ngãi và Đại Dư ở bên cửa sông Bassac vv…

Các hình thức bố cục kiến trúc làng truyền thống 1
Hình ỉ.11. Sơ đò làng theo chuỗi – điểm
Loại hình làng này nằm rải rác khắp đất nước. Hiện trạng phân bố làng mạc ở huyện Đông Hưng,Thái Bình) cho ta một nhận xét:
Các làng hình thành một cách tự nhiên phù hợp vói bán kính đi lại làm việc của dân cư trong làng đến các vùng ruộng đất canh tác, thuận lợi cho việc mở rộng các điểm dân cư mới.

Các hình thức bố cục kiến trúc làng truyền thống 1
d) Các dạng làng khác
      Ngoài những dạng bố cục làng như đã nêu ở trên trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du còn có các làng được hình thành bám tựa vào đồi, ruộng đất canh tác ở ngay
chân đồi như các làng Vân Khám, Long Khám ở Bắc Ninh, làng Chi Lai và Tiên Hội ở Kiến An (Hảị Phòng), hoặc các làng chài dưới sông vv…
Đặt điểm của làng xã không chỉ thể hiện ở cách bố cục hình thể tự nhiên mà trong kiến trúc làng xã còn có một số đặc điểm sau:
– Đất đai canh tác (ruộng) của làng không nằm trong khu vực nhà ở làng xóm. Đây là đặc điểm không giống các làng điểm dân cư nông nghiệp một số nước phương Tây.
– Kiến trúc làng bao gồm nhiêu nhà ở của dân làng, được bố trí quân tụ bám theo đường làng và các công trình công cộng, phục vụ sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của mỗi làng, như đình chùa, nhà thờ v.v… và ngày nay trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp là nhà kho, trụ sở HTX, sân phơi, nhà trẻ, trường học, cửa hàng HTX mua bán nằm ở vị trí trung tâm của làng.
– Kiến trúc trong làng xã đại đa sô’ là kiến trúc truyền thống do dân tự xây, ít có sự chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng, nên kiến trúc mang tính tự do và tùy tiện.
– Kiến trúc làng là kiến trúc của nhà thấp tằng kết hợp với vườn cây xanh tạo thành một quần thể dân cư tương đối hoàn chỉnh trong một môi trường sinh thái.
– Các làng ở Việt Nam v’ê cơ bản đêu có những nét giống nhau từ hình thể chung đến việc bô’ cục các đường đi lối xóm trong làng, từ các công trình công cộng đến các nhà ở của người dân trong vùng, ít thấy những đặc điểm khác biệt
– Ranh giới giữa các làng thường không cắt qua khu dân cư mà chỉ cắt qua các khu vực đất đai canh tác, qua các trục đường giao thông hoặc sông hò, kênh rạch, vv… Vì thê’thuận lợi cho quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
– Tổ chức làng từ xưa được nảy sinh trong giai đoạn kinh tế tự cung, tự cấp, thích hợp điêu kiện sản xuất cá thể thủ công của gia đình, liên kết bằng quan hệ huyết thống và tôn giáo riêng biệt (67). Vì vậy việc xây dựng làng cũng mang rõ tính chất ấy;
Trải qua bao thăng trâm lịch sử của đất nước, nét cổ truyền của làng Việt Nam vẫn được lưu giữ : rặng tre xanh, mái đình làng, cây đa bến nước đã in đậm vào tâm trí người Việt Nam. Điều đó nói lên ràng người dân Việt Nam đã biết kế thừa và biết phát huy truyền thống, đặc điểm xây dựng làng mình, đòng thời cũng dã nhanh chóng theo kịp sự đi lên của xã hội mà ngay chính nhu càu họ dặt ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner