đạo Phật là con đường đưa chúng ta từng bước trở về quê hương của bình yên, hạnh phúc, hay đạo Phật là phương pháp giúp mọi người tiến tu cho đến khi nào giác ngộ giải thoát và thành Phật mới thôi. Ðứng về thực chất của bản tâm thanh tịnh, đạo Phật là tính giác sẵn có của tất cả chúng sinh, đạo Phật là tấm bản đồ giúp cho mọi người định hướng được con đường trở về quê hương giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Tất cả những vọng tưởng điên đảo là hiện tướng của tham lam, sân giận và si mê, khi vọng tưởng lặng lẽ thì tính giác hiện tiền mà vẫn thường biết rõ ràng. Tính giác hay còn gọi là tâm Phật là cái thể chẳng sanh chẳng diệt của mỗi người chúng ta, nó ẩn náu ngay nơi thân vô thường sinh-già-bệnh-chết này. Bởi tất cả chúng sinh có sẵn tính giác sáng suốt vì đánh mất chính mình mà lãng quên nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời chỉ dạy cho chúng ta thức tỉnh trở lại để nhận ra hòn ngọc vô giá.
Thế giới loài người đang chìm đắm trong biển khổ sông mê nên bị luân hồi sinh tử trong 3 cõi 6 đường không có ngày thôi dứt, đạo Phật ra đời là để giúp cho mọi người thoát khổ được vui mà sống trong bình yên, hạnh phúc. Ðạo Phật đến với chúng sinh bằng tình người trong cuộc sống, luôn giúp chúng ta vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Đạo Phật sẽ không giúp được người khác nếu họ không tin sâu nhân quả và không tin mình là chủ nhân của bao điều họa phúc.
Đạo Phật đã có mặt trên thế gian này hơn 2600 năm mà còn vô số người nhìn nó với những cặp mắt đầy hoài nghi, song ai đã nếm trải được hương vị của Chánh pháp mới thấy công đức không thể nghĩ bàn của đạo Phật đối với mọi người là cần thiết, là đáng trân trọng và quý báu vô cùng.
Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh. Chúng ta phải nói ra những gì chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không còn nghi ngờ điều gì. Phá bỏ những tập tục mê tín của các truyền thuyết khác xen vào làm mờ tối đạo Phật là việc cần thiết tối quan trọng nhằm giúp mọi người tin sâu nhân quả theo nguyên lý duyên sinh, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày mới mong trở thành người Phật tử chân chính. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh vật chất dưới sự tiếp cận của khoa học hiện đại, do đó cần phải truyền bá Phật giáo thích hợp với căn cơ, trình độ của mọi người mà vẫn giữ được bản chất giác ngộ, giải thoát.
Ai làm người cũng muốn mình là người tốt để làm tròn bổn phận đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích cho xã hội; tiến xa hơn nữa là thành tựu công đức viên mãn bằng cách giữ ý nghĩ trong sạch, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành mà cùng nhau chia vui sớt khổ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Một con người muốn quy hướng về Phật giáo trước hết phải tìm hiểu ý nghĩa và mục đích của đạo Phật. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ những lời Phật dạy về đạo làm người, sống như thế nào cho đúng trong đối nhân xử thế mà không làm tổn hại người khác.
Chúng ta muốn làm việc gì phải hiểu rõ mục đích của việc ấy. Mục đích của đạo Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tức là phước huệ song tu hành Bồ tát đạo cho đến khi nào thành Phật viên mãn mới thôi. Khi chúng ta đã thật hiểu rồi mới phát lòng tin sâu đối với Phật pháp và quyết tâm thực hành tránh dữ làm lành để đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, gia đình, người thân và phục vụ tốt cho xã hội.
Phật pháp trước tiên dạy chúng ta không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ ba nghiệp thân-miệng-ý được trong sạch. Như thế nào là ác? Là những ý nghĩ, lời nói và hành động làm tổn hại người khác trong hiện tại và mai sau. Như thế nào là thiện? Là những ý nghĩ, lời nói và việc làm có lợi ích cho mình và người trong hiện tại và mai sau. Như thế nào là ý nghĩ trong sạch?
Là ý nghĩ hợp với lẽ phải, không tham lam ích kỷ, không sân giận si mê, không ganh ghét tật đố, không gây hậu quả khổ đau cho mình và người khác. Ý nghĩ trong sạch được biểu hiện qua lời nói thì lời nói hiền hòa, khi biểu hiện ra nơi hành động thì hành động chân chính làm cho mình và mọi người đều an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Chúng ta muốn thực hiện ba nguyên tắc trên cho được trọn vẹn thì trong hiện tại phải bắt đầu từ đâu? Trước tiên, chúng ta sẽ phát khởi lòng tin chân chính đối với Tam Bảo. Như thế nào là lòng tin chân chính? Là tin những lời Phật dạy có lợi ích thiết thực cho tất cả mọi người, như chúng ta tin gieo nhân tốt sẽ hưởng quả tốt, gieo nhân xấu sẽ lãnh quả xấu.
Nhân quả tốt xấu sẽ theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi đủ duyên quả báo đến tức thì. Ngược lại, chúng ta không tin những điều mơ hồ, viễn vông có tính cách suy đoán, mơ tưởng không phù hợp đạo lý nhân quả. Như chúng ta không tin có một vị thần linh thượng đế ban phước giáng họa là đúng lời Phật dạy, vì nhân quả ai làm nấy chịu, không ai có thể thay thế cho ai được.
Khi một người biết đi chùa, thờ Phật, lễ Phật, tụng kinh, sám hối, làm phước, cúng dường, nghe Tăng Ni thuyết pháp hoặc tham dự các khóa lễ, khóa tu có nghĩa là người đó đã xác nhận mình là Phật tử. Nhưng để trở thành người Phật tử chân chính chúng ta cần phải biết rõ mục đích cốt lõi của đạo Phật là gì.
Đạo Phật không bắt buộc người Phật tử phải thực hành những điều họ chưa thể làm được, nhưng chúng ta phải cố gắng áp dụng những điều căn bản bằng cách tránh dữ làm lành để không làm tổn hại cho mình và người khác.
Có những người đi chùa nguyện cho tai qua nạn khỏi, cầu cho gia đình khỏe mạnh bình yên, cuộc sống ngày càng thêm tốt đẹp. Nguyện cầu như thế không có gì là sai nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Lại có nhiều người nữ nghĩ mình tội chướng ràng buộc, trong một kiếp này dễ gì giác ngộ giải thoát sinh tử nên đi chùa cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam, xuất gia tu hành làm bậc đạo cao đức trọng. Họ không hiểu rằng muốn thân nữ chuyển thành thân nam thì phải từ bỏ nghiệp luyến ái chấp thân.
Có những người do hoàn cảnh đời sống gặp nhiều phiền muộn, khổ đau bởi chướng duyên nghịch cảnh nên đến chùa cầu mong hiện tại và mai sau không còn gặp cảnh bất như ý nữa. Cầu như vậy cố nhiên vẫn tốt nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Có những người cảm thấy cuộc sống trần gian không có gì bền chắc, lâu dài, dù giàu có hay quyền cao chức trọng vẫn phải lo lắng và khổ cả thân tâm. Họ mong mỏi, hy vọng đến chùa để kiếp sau được sanh lên các cõi trời hưởng thú vui vật chất lâu dài. Cầu như thế cũng là điều tốt nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Khi chúng ta đã tự vạch cho mình một lối đi đúng đắn thì ta cần phải tập làm quen dần với con đường mình đã vạch ra. Bất cứ người nào lần đầu tiên đến chùa cũng cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ. Từ cách xưng hô đến những hình thức, lễ nghi trong chùa đều làm chúng ta ngỡ ngàng, áy náy.
Có người từ nhỏ tới lớn chưa một lần bước chân đến chùa, nay bỗng dưng tới chùa quy hướng về Tam bảo rồi làm lễ quy y tự mình xác định làm đệ tử Phật. Người có chút hiểu biết khi muốn làm việc gì họ đều tìm hiểu và tham khảo trước rồi sau đó mới quyết định.
Mục đích của đạo Phật là sự giác ngộ viên mãn nên được ví như hạt châu Mani, ngọn đuốc, cây đèn. Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, giải thoát nên mọi hình thức mê tín dị đoan hiện có trong đạo Phật là do bên ngoài xen vào, không phải của Phật giáo chân chính.
Chúng ta ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày sẽ được kết quả tốt đẹp tùy theo sự lựa chọn của mình. Trong giáo lý của đạo Phật có chia nhiều thứ bậc để mọi người tùy theo tâm tư, nguyện vọng mà áp dụng hành trì gồm năm thừa Phật giáo, tam thừa Phật giáo vànhất thừa Phật giáo. Chữ “thừa” ở đây được ví dụ như chiếc xe chở người đi.
Chúng ta sau này muốn được tái sinh trở lại làm người thì phải quy y Tam bảo và thực hành 5 điều đạo đức. Từ vị trí con người chúng ta muốn được tái sinh về các cõi trời thì phải tu 10 điều Lành và các bậcthiền định. Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị của Thanh Văn thì phải ứng dụng pháp Tứ Diệu Đế để tu hành.
Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị Duyên Giác hay còn gọi là Bích-chi Phật thì phải tu pháp mười hai nhân duyên. Từ vị trí con người đến quả vị Bồ-tát chúng ta phải tu pháp lục độ vạn hạnh. Từ vị trí con người muốn tiến thẳng đến quả vị Phật thì chúng ta phải áp dụng phương pháp "tức tâm là Phật", tin tâm mình là Phật để tu hành.
Đạo Phật ra đời là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo sở thích của mọi người mà lập ra nhiều pháp môn để chúng ta ưu tiên chọn lựa. Ðó là phương tiện thiện xảo của đức Phật trên đường hoằng hóa độ sinh. Mục đích cuối cùng của đạo Phật là muốn mọi người đều được thành Phật viên mãn. Ở đây chúng tôi chỉ nói thẳng vào các phương pháp tu hành và những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh bởi hợp lý, hợp cơ và hợp thời.
Lời Phật dạy đúng chân lý nên gọi là hợp lý, song những lời dạy ấy cũng phải hợp với căn cơ, trình độ của người hiện tại thì họ mới ứng dụng và thực hành được. Hợp lý, hợp cơ là hai điều kiện cần thiết mà người hướng dẫn cần phải thông suốt chỗ này.
Nếu chúng ta chỉ hướng dẫn theo sự ham thích của mọi người thì sẽ đánh mất nền tảng nhân quả, vô tình chúng ta làm cho mọi người càng thêm mê tín và làm trở ngại trên đường tu. Người truyền bá đạo Phật phải có sự trải nghiệm trong lúc tu học, nhờ vậy thân tâm được thanh tịnh, sáng suốt thì mới có thể hướng dẫn mọi người thực hành đúng lời Phật dạy.
Bất cứ trong thời đại nào chúng ta cũng có thể vận dụng Phật pháp để giúp mọi người thoát khỏi biển khổ sông mê, đó là hợp thời. Lời Phật dạy là ngọn đuốc sáng đưa con người ra khỏi si mê, tối tăm, mờ mịt. Người Phật tử có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng u mê, tối tăm.
Chúng ta phải làm sao cho ngọn đèn chánh pháp được nối tiếp mãi trên cõi đời này. Ơn Phật tổ là ơn khó đền, muốn đền ơn chúng ta phải dấn thân vào đời để cứu độ chúng sinh. Sự cứu độ thiết thực nhất là cùng nhau chia vui sớt khổ với những người đang có mặt trong hiện tại để họ vươn lên vượt qua số phận tối tăm mà làm mới lại chính mình. Phật giáo chân chính rất thực tế sẽ cùng đồng hành với tất cả mọi người trong vạn nẻo đường bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo của con người, là đạo của tình thương, vì con người mà đạo Phật đem lại niềm an vui, hạnh phúc cho những ai có đầy đủ nhân duyên. Muốn có được niềm an vui, hạnh phúc thật sự người Phật tử cần phải có chí hướng thượng và cầu tiến bộ trong sự quyết tâm cao độ.
Thế giới loài người đang chìm đắm trong biển khổ sông mê nên bị luân hồi sinh tử trong 3 cõi 6 đường không có ngày thôi dứt, đạo Phật ra đời là để giúp cho mọi người thoát khổ được vui mà sống trong bình yên, hạnh phúc. Ðạo Phật đến với chúng sinh bằng tình người trong cuộc sống, luôn giúp chúng ta vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Đạo Phật sẽ không giúp được người khác nếu họ không tin sâu nhân quả và không tin mình là chủ nhân của bao điều họa phúc.
Đạo Phật đã có mặt trên thế gian này hơn 2600 năm mà còn vô số người nhìn nó với những cặp mắt đầy hoài nghi, song ai đã nếm trải được hương vị của Chánh pháp mới thấy công đức không thể nghĩ bàn của đạo Phật đối với mọi người là cần thiết, là đáng trân trọng và quý báu vô cùng.
Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh. Chúng ta phải nói ra những gì chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không còn nghi ngờ điều gì. Phá bỏ những tập tục mê tín của các truyền thuyết khác xen vào làm mờ tối đạo Phật là việc cần thiết tối quan trọng nhằm giúp mọi người tin sâu nhân quả theo nguyên lý duyên sinh, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày mới mong trở thành người Phật tử chân chính. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh vật chất dưới sự tiếp cận của khoa học hiện đại, do đó cần phải truyền bá Phật giáo thích hợp với căn cơ, trình độ của mọi người mà vẫn giữ được bản chất giác ngộ, giải thoát.
Ai làm người cũng muốn mình là người tốt để làm tròn bổn phận đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích cho xã hội; tiến xa hơn nữa là thành tựu công đức viên mãn bằng cách giữ ý nghĩ trong sạch, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành mà cùng nhau chia vui sớt khổ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Một con người muốn quy hướng về Phật giáo trước hết phải tìm hiểu ý nghĩa và mục đích của đạo Phật. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ những lời Phật dạy về đạo làm người, sống như thế nào cho đúng trong đối nhân xử thế mà không làm tổn hại người khác.
Chúng ta muốn làm việc gì phải hiểu rõ mục đích của việc ấy. Mục đích của đạo Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tức là phước huệ song tu hành Bồ tát đạo cho đến khi nào thành Phật viên mãn mới thôi. Khi chúng ta đã thật hiểu rồi mới phát lòng tin sâu đối với Phật pháp và quyết tâm thực hành tránh dữ làm lành để đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, gia đình, người thân và phục vụ tốt cho xã hội.
Phật pháp trước tiên dạy chúng ta không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ ba nghiệp thân-miệng-ý được trong sạch. Như thế nào là ác? Là những ý nghĩ, lời nói và hành động làm tổn hại người khác trong hiện tại và mai sau. Như thế nào là thiện? Là những ý nghĩ, lời nói và việc làm có lợi ích cho mình và người trong hiện tại và mai sau. Như thế nào là ý nghĩ trong sạch?
Là ý nghĩ hợp với lẽ phải, không tham lam ích kỷ, không sân giận si mê, không ganh ghét tật đố, không gây hậu quả khổ đau cho mình và người khác. Ý nghĩ trong sạch được biểu hiện qua lời nói thì lời nói hiền hòa, khi biểu hiện ra nơi hành động thì hành động chân chính làm cho mình và mọi người đều an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Chúng ta muốn thực hiện ba nguyên tắc trên cho được trọn vẹn thì trong hiện tại phải bắt đầu từ đâu? Trước tiên, chúng ta sẽ phát khởi lòng tin chân chính đối với Tam Bảo. Như thế nào là lòng tin chân chính? Là tin những lời Phật dạy có lợi ích thiết thực cho tất cả mọi người, như chúng ta tin gieo nhân tốt sẽ hưởng quả tốt, gieo nhân xấu sẽ lãnh quả xấu.
Nhân quả tốt xấu sẽ theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi đủ duyên quả báo đến tức thì. Ngược lại, chúng ta không tin những điều mơ hồ, viễn vông có tính cách suy đoán, mơ tưởng không phù hợp đạo lý nhân quả. Như chúng ta không tin có một vị thần linh thượng đế ban phước giáng họa là đúng lời Phật dạy, vì nhân quả ai làm nấy chịu, không ai có thể thay thế cho ai được.
Khi một người biết đi chùa, thờ Phật, lễ Phật, tụng kinh, sám hối, làm phước, cúng dường, nghe Tăng Ni thuyết pháp hoặc tham dự các khóa lễ, khóa tu có nghĩa là người đó đã xác nhận mình là Phật tử. Nhưng để trở thành người Phật tử chân chính chúng ta cần phải biết rõ mục đích cốt lõi của đạo Phật là gì.
Đạo Phật không bắt buộc người Phật tử phải thực hành những điều họ chưa thể làm được, nhưng chúng ta phải cố gắng áp dụng những điều căn bản bằng cách tránh dữ làm lành để không làm tổn hại cho mình và người khác.
Có những người đi chùa nguyện cho tai qua nạn khỏi, cầu cho gia đình khỏe mạnh bình yên, cuộc sống ngày càng thêm tốt đẹp. Nguyện cầu như thế không có gì là sai nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Lại có nhiều người nữ nghĩ mình tội chướng ràng buộc, trong một kiếp này dễ gì giác ngộ giải thoát sinh tử nên đi chùa cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam, xuất gia tu hành làm bậc đạo cao đức trọng. Họ không hiểu rằng muốn thân nữ chuyển thành thân nam thì phải từ bỏ nghiệp luyến ái chấp thân.
Có những người do hoàn cảnh đời sống gặp nhiều phiền muộn, khổ đau bởi chướng duyên nghịch cảnh nên đến chùa cầu mong hiện tại và mai sau không còn gặp cảnh bất như ý nữa. Cầu như vậy cố nhiên vẫn tốt nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Có những người cảm thấy cuộc sống trần gian không có gì bền chắc, lâu dài, dù giàu có hay quyền cao chức trọng vẫn phải lo lắng và khổ cả thân tâm. Họ mong mỏi, hy vọng đến chùa để kiếp sau được sanh lên các cõi trời hưởng thú vui vật chất lâu dài. Cầu như thế cũng là điều tốt nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Khi chúng ta đã tự vạch cho mình một lối đi đúng đắn thì ta cần phải tập làm quen dần với con đường mình đã vạch ra. Bất cứ người nào lần đầu tiên đến chùa cũng cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ. Từ cách xưng hô đến những hình thức, lễ nghi trong chùa đều làm chúng ta ngỡ ngàng, áy náy.
Có người từ nhỏ tới lớn chưa một lần bước chân đến chùa, nay bỗng dưng tới chùa quy hướng về Tam bảo rồi làm lễ quy y tự mình xác định làm đệ tử Phật. Người có chút hiểu biết khi muốn làm việc gì họ đều tìm hiểu và tham khảo trước rồi sau đó mới quyết định.
Mục đích của đạo Phật là sự giác ngộ viên mãn nên được ví như hạt châu Mani, ngọn đuốc, cây đèn. Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, giải thoát nên mọi hình thức mê tín dị đoan hiện có trong đạo Phật là do bên ngoài xen vào, không phải của Phật giáo chân chính.
Chúng ta ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày sẽ được kết quả tốt đẹp tùy theo sự lựa chọn của mình. Trong giáo lý của đạo Phật có chia nhiều thứ bậc để mọi người tùy theo tâm tư, nguyện vọng mà áp dụng hành trì gồm năm thừa Phật giáo, tam thừa Phật giáo vànhất thừa Phật giáo. Chữ “thừa” ở đây được ví dụ như chiếc xe chở người đi.
Chúng ta sau này muốn được tái sinh trở lại làm người thì phải quy y Tam bảo và thực hành 5 điều đạo đức. Từ vị trí con người chúng ta muốn được tái sinh về các cõi trời thì phải tu 10 điều Lành và các bậcthiền định. Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị của Thanh Văn thì phải ứng dụng pháp Tứ Diệu Đế để tu hành.
Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị Duyên Giác hay còn gọi là Bích-chi Phật thì phải tu pháp mười hai nhân duyên. Từ vị trí con người đến quả vị Bồ-tát chúng ta phải tu pháp lục độ vạn hạnh. Từ vị trí con người muốn tiến thẳng đến quả vị Phật thì chúng ta phải áp dụng phương pháp "tức tâm là Phật", tin tâm mình là Phật để tu hành.
Đạo Phật ra đời là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo sở thích của mọi người mà lập ra nhiều pháp môn để chúng ta ưu tiên chọn lựa. Ðó là phương tiện thiện xảo của đức Phật trên đường hoằng hóa độ sinh. Mục đích cuối cùng của đạo Phật là muốn mọi người đều được thành Phật viên mãn. Ở đây chúng tôi chỉ nói thẳng vào các phương pháp tu hành và những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh bởi hợp lý, hợp cơ và hợp thời.
Lời Phật dạy đúng chân lý nên gọi là hợp lý, song những lời dạy ấy cũng phải hợp với căn cơ, trình độ của người hiện tại thì họ mới ứng dụng và thực hành được. Hợp lý, hợp cơ là hai điều kiện cần thiết mà người hướng dẫn cần phải thông suốt chỗ này.
Nếu chúng ta chỉ hướng dẫn theo sự ham thích của mọi người thì sẽ đánh mất nền tảng nhân quả, vô tình chúng ta làm cho mọi người càng thêm mê tín và làm trở ngại trên đường tu. Người truyền bá đạo Phật phải có sự trải nghiệm trong lúc tu học, nhờ vậy thân tâm được thanh tịnh, sáng suốt thì mới có thể hướng dẫn mọi người thực hành đúng lời Phật dạy.
Bất cứ trong thời đại nào chúng ta cũng có thể vận dụng Phật pháp để giúp mọi người thoát khỏi biển khổ sông mê, đó là hợp thời. Lời Phật dạy là ngọn đuốc sáng đưa con người ra khỏi si mê, tối tăm, mờ mịt. Người Phật tử có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng u mê, tối tăm.
Chúng ta phải làm sao cho ngọn đèn chánh pháp được nối tiếp mãi trên cõi đời này. Ơn Phật tổ là ơn khó đền, muốn đền ơn chúng ta phải dấn thân vào đời để cứu độ chúng sinh. Sự cứu độ thiết thực nhất là cùng nhau chia vui sớt khổ với những người đang có mặt trong hiện tại để họ vươn lên vượt qua số phận tối tăm mà làm mới lại chính mình. Phật giáo chân chính rất thực tế sẽ cùng đồng hành với tất cả mọi người trong vạn nẻo đường bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo của con người, là đạo của tình thương, vì con người mà đạo Phật đem lại niềm an vui, hạnh phúc cho những ai có đầy đủ nhân duyên. Muốn có được niềm an vui, hạnh phúc thật sự người Phật tử cần phải có chí hướng thượng và cầu tiến bộ trong sự quyết tâm cao độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét