Nói về đốt đèn cúng Phật, xưa giờ có một điển tích rất nổi tiếng đó là “Cô gái nghèo đốt đèn cúng Phật”.
Vào thời Đức Phật còn tại thế, tập tục đốt đèn cúng Phật đã được thịnh hành, kỳ nguyện đốt đèn mong cầu thăng trưởng phúc báu và trí huệ.
Đương thời có một cô gái nghèo, nghe Đức Phật thuyết pháp xong, biết được công đức của việc cúng dường, Cô phát tâm mua đèn cúng dường, nhưng cô không có tiền. Lúc đó cô gái nghèo liền cắt tóc của mình đem bán, số tiền cô bán tóc có được đem đi mua một cây đèn, đến trước Phật thắp cúng dường. Cô chân thành chắp tay, lễ lạy. Cô cảm thấy sung sướng vì đã hoàn thành được tâm nguyện của mình.
Sau đó, A Nan tôn giả đi kiểm tra các cây đèn, và phát hiện có một cây đèn cháy sáng và lâu nhứt, A Nan cảm thấy khác lạ và đi hỏi đức Phật.
Phật đà nói: “Vị chủ nhân của cây đèn này là người phát bồ đề tâm rộng lớn, hơn hẳn những vị cúng dường khác, thế nên cây đèn này cháy lâu và sáng nhứt. Sau đó vị cùng nữ này được Thế Tôn thọ ký là sẽ luân hồi trong 15 đời, mà đời nào sinh ra cũng trong nhà quý tộc, không những có tiếng mà còn được tu học Phật Pháp và sau sẽ thành Phật.
Trong Phật giáo đốt đèn không phải là “bỏ tiền ra để tiêu tai, hay cải đổi vận mệnh hay cầu phúc”, mà bên trong có hàm ý rất sâu sắc. Đốt đèn tượng trưng cho sự thắp sáng trí huệ quang minh, đèn chính là đại biểu cho trí huệ quang minh của Phật pháp, giống như khi ánh quang minh chiếu ra có thể phá trừ những phiền não u ám của chúng sinh. Cho nên, khi đốt đèn cúng Phật một mặt có thể nhận được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát phóng quang gia trì, tiêu trừ nghiệp chướng, mặt khác mượn vào việc đốt đèn mà nhắc nhở mình phải thường nghe kinh và Phật pháp, và vận dụng đạo lý của Phật Pháp để tu hành, để làm tăng trưởng phúc báu và trí huệ, hơn nữa còn tích luỷ tư lương thành Phật.
Đốt đèn tuy rằng cũng có công năng tiêu trừ tai nạn và kỳ phúc, hơn nữa Phật Pháp còn nói về nhân quả nghiệp báo, nếu như nhân duyên chưa đến, thì chúng ta phải thừa nhận quả báo và chấp nhập tiếp thọ. Chúng ta phải nên mượn và nhân duyên đốt đèn này mà tiếp cận với Phật giáo nhiều một chút để tìm hiểu về Phật Pháp, các việc ác không làm, các điều thiện nên làm, sửa đổi những thói hư tật xấu, thì những thiện duyên tự nhiên tích tập, và những tai nạn sẽ từ từ giảm trừ, đó mới chính là tiêu tai giải nạn, là phương pháp chuyển vận kỳ phúc, đó mới là ý nghĩa đốt đèn chân chính của Phật giáo.
Trong “Kinh Hiền Ngu” quyển 3 có nói “Cùng nữ chí thành tha thiết cúng một ngọn đèn, vĩnh viễn không bị tắt, các ngọn đèn của các vương hầu dâng cúng thì bị tắt. Điều đó chứng minh rằng tâm tha thiết, tâm chân thành dù phẩm vật nhỏ mà thắng xa phẩm vật lớn.
Thông qua sự tuỳ hỷ bố thí đốt đèn, cũng nhưng có thể tiến đến cúng dường Tăng đoàn, bảo trì chùa chiền, làm cho Phật Pháp hoằng dương, lợi ích cho nhiều chúng sinh, chúng ta vô hình hay hữu hình thực hành tài thí và pháp thí.
Trong kinh “Phật Vị Thủ Già Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh”
Cúng đèn được 10 công đức như sau:
1. Chiếu thế như đăng: người cúng đèn đời đời giống như đèn sáng, sinh làm người thì là vua của người.
2. Nhục nhãn bất hoại: Người cúng đèn mắt luôn luôn sáng, không hư hoại, không mù.
3. Đắc ư thiên nhãn: người cúng đèn đắc được thiên nhãn.
4. Thiện ác tri năng: Người cúng đèn phân biệt được pháp thiện và pháp ác.
5. Diệt trừ đại ám: Người cúng đèn có được trí huệ rộng sâu, phá tan đi những ngu si hắc ám.
6. Đắc trí năng minh:Người cúng đèn có trí huệ siêu vượt quần chúng, không bị mê hoặc ở bên ngoài, và có năng lực biện biệt thủ và xả.
7. Bất tại ám xứ: Người đốt đèn đời đời không bị chuyển trong tà kiến hoặc ở trong chổ hắc ám, thường được ở nơi quang minh thù thắng.
8. Cụ đại phúc báo: Người đốt đèn được sinh ra trong gia đình đại phúc báo, phúc báo ở đây không nghĩa là giàu có, mà là người cả một đời không biết tạo ác nghiệp, và đầy đủ cơ duyên tu trì thiện pháp.
9. Mệnh chung sinh thiên: Người đốt đèn khi chết sẽ không đoạ và ác đạo mà sinh thiên.
10. Tốc chứng Niết Bàn: Người đốt đèn thời gian rất mau sẽ đắc thánh quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét