TÍCH MÔN VÀ BẢN MÔN - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

TÍCH MÔN VÀ BẢN MÔN

Có hai thế giới. Thế giới mà ta đang nhìn thấy, tiếp xúc và sống với trong đời sống hàng ngày là thế giới tích môn.

Một thế giới khác vượt thoát thời gian và không gian là một thế giới bản môn. Tất cả mọi hiện tượng đều thuộc về hai thế giới này. Khi nhìn con sóng trên mặt đại dương ta thấy được hình tướng con sóng. Ta định vị con sóng trong thời gian và không gian. Không gian và thời gian không phải là hai thực thể tách biệt. Không gian được làm bằng thời gian và thời gian được làm bằng không gian. Nhìn con sóng theo cái nhìn tích môn, ta thấy nó có bắt đầu, có kết thúc, có sinh, có diệt. Con sóng có thể cao, thấp, dài, ngắn, đẹp, xấu. Ta có thể mô tả con sóng bằng nhiều tính từ khác nhau. Ý niệm về sinh diệt, cao thấp, bắt dầu chung cuộc, đến đi, có không có thể áp dụng cho con sóng trong thế giới tích môn.
Ta cũng vậy, cũng được mô tả bằng những ý niệm này. Khi nhìn vào tích môn ta thấy ta và ta không có. Ta sinh ra rồi sau đó ta lại chết đi. Ta bắt đầu và có kết thúc. Ta đến từ một nơi nào đó và ta sẽ đi về một nơi khác. Đó là tích môn. Tất cả chúng ta đề thuộc thế giới tích môn.
Tuy nhiên, tất cả chúng sinh, tất cả vạn vật cũng đều thuộc về thế giới bản môn, thế giới không bị rảng buộc, giới hạn bởi những ý niệm không gian và thời gian, sinh diệt, đến đi. Con sóng là con sóng n hung đồng thời nó cũng là nước. Con sóng không cần chết đi mới trở thành nước. Nó đã là nước trong giây phút hiện tại rồi. Chúng ta không thể nói nước có hoặc không, đến và đi. Nước  luôn luôn là nước. Khi nói về sóng ta cần những ý niệm để mô tả như con sóng đi lên và biến mất. Nó đến từ đâu đó và nó sẽ đi về đâu đó. Con sóng có bắt đầu, có kết thúc, có cao thấp, có đẹp xấu, có sinh diệt. Tuy nhiên, tất cả những khác biệt này không thể áp dụng để mô tả cho con sóng trong thế giới bản môn vì bản chất của nó là nước. Kỳ thực, ta không thể tách rời con sóng ra khỏi thế giới bản môn.
Cho dù ta thường nhìn nhận sự vật trong thế giới tích môn nhưng ta cũng có thể tiếp xúc được với bản môn. Vì vậy sự thực tập của ta giống như con sóng. Khi sống đời sống của con sóng trong tích môn ta nhận ra rằng ta cũng là nước và đang sống đời sống của nước. Đó là tinh yếu của sự thực tập. Nếu ta hiểu được tự tính không đến không đi, không có không không, không sinh không diệt, ta se không sợ hãi và có khả năng an trú trong bản môn, trong Niết bàn, bây giờ ở đây. Ta không cần chết đi để vào Niết bàn. Khi chúng ta thâm nhập được tự tánh của chính mình thì chúng ta đã trong Niết bàn rồi. Chúng ta sống trong tích môn nhưng đồng thời ta cũng sống trong bản môn như Bụt vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner