NHỮNG PHONG TỤC ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ NGƯỜI VIỆT NAM KHIẾN THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

NHỮNG PHONG TỤC ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ NGƯỜI VIỆT NAM KHIẾN THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.
Thờ cúng tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu. Bàn thờ tổ tiên thường đặt trang trọng trên cao hoặc giữa nhà, bao gồm di ảnh người đã mất, bình hoa tươi, đĩa trái cây. Hằng năm, vào ngày tổ tiên mất, người thân sẽ tiến hành cúng – tức chuẩn bị nhiều món ăn đặt lên bàn thờ, thắp nhang.
Nhung phong tuc dac biet chi nguoi Viet Nam moi co khien ban be the gioi nguong mo
Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Đó là hình thức thể hiện tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con.
Đón Tết âm lịch
Người Việt cũng chào mừng Tết dương lịch, song quan trọng nhất vẫn là Tết âm lịch. Tết âm lịch hay Tết Nguyên đán, còn gọi Tết Ta, Tết Cổ truyền,… là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam.
Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày.
Nhung phong tuc dac biet chi nguoi Viet Nam moi co khien ban be the gioi nguong mo
Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó không chỉ là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên mà  là dịp đoàn tụ gia đình để nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống chào đón năm mới, chào đón sự khởi đầu mới rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.
Người Việt có rất nhiều phong tục trong dịp Tết âm lịch như tặng quà tết cho người thân quen, quét dọn nhà cửa thật sạch, trang trí nhà cửa thật đẹp, mừng tuổi trẻ em – người già, chúc tết, đi chùa để cầu nguyện những điều may mắn…
Kính trọng người cao tuổi
Việc kính trọng người cao tuổi không chỉ là một thuần phong mỹ tục của người Việt mà đó còn là bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, sâu sắc.  Người Việt Nam rất kính trọng người cao tuổi vì niềm tin rằng người cao tuổi là người có nhiều kinh nghiệm sống và nhất là “kính lão đắc thọ” (tức khi kính trọng người cao tuổi thì chúng ta sẽ sống thọ hơn).
Nhung phong tuc dac biet chi nguoi Viet Nam moi co khien ban be the gioi nguong mo
Việc kính trọng người già trước hết phải bắt đầu ngay trong gia đình: Phải kính trọng cha mẹ – người đã sinh thành dưỡng dục con cái nên người.
Cách ăn uống của người Việt
Đối người Việt, bữa ăn rất quan trọng bởi đó là lúc các thành viên trong gia đình được quây quần vui vẻ cùng nhau dùng bữa. Bởi vậy, thông thường đến bữa ăn các gia đình thường sẽ đợi đông đủ thành viên rồi mới bắt đầu ngồi vào mâm. Bên cạnh đó, trong bữa cơm cũng có những quy tắc đặc sắc riêng của người Việt.
Nhung phong tuc dac biet chi nguoi Viet Nam moi co khien ban be the gioi nguong mo
Trong các bữa ăn của người Việt thường phải có một nồi cơm để mọi người cùng ăn và chén nước mắm để mọi người cùng chấm thức ăn. Việc ăn chung thức ăn với nhau như vậy thể hiện tính cộng đồng, tình đoàn kết cao của người Việt:
– Dùng đũa khi ăn: đũa là vật dụng quen thuộc của người Việt bởi đũa được làm bằng tre. Dùng đũa khi ăn là để nhớ về cội nguồn dân tộc.
– Ăn chung thức ăn: người Việt thường ăn chung thức ăn với nhau, tức là các món ăn được để giữa bàn, mỗi người dùng đũa gắp hoặc dùng muỗng múc thức ăn về bát của mình.
– Mời nhau ăn: trước khi ăn, người Việt thường có thói quen mời nhau ăn bởi như vậy là thể hiện sự kính trọng người lớn tuổi và tôn trọng người khác. Thông thường người ít tuổi cần lễ phép mời tất cả những người hơn tuổi trước.
– Trò chuyện vui vẻ trong bữa ăn: người Việt thích trò chuyện trong bữa ăn vì họ xem bữa ăn là dịp để gắn kết mọi người với nhau. Những cuộc trò chuyện trong bữa ăn nên là những điều vui vẻ để giúp ngon miệng hơn.
– Ý tứ khi ăn: trong suy nghĩ người Việt, cách ăn thể hiện phần nào nét tính cách của con người. Khi ăn, không nên ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ăn quá nhiều hoặc quá ít, không để thừa thức ăn trong bát của mình, không làm vương vãi thức ăn, không nên vừa nhai thức ăn vừa nói…
Mặc áo dài khi đi học, đi làm hay những dịp quan trọng
Người Việt Nam hãnh diện về chiếc áo dài bởi nó là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ.
Nhung phong tuc dac biet chi nguoi Viet Nam moi co khien ban be the gioi nguong mo
Vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiền dịu nét đẹp tinh khôi thướt tha của chiếc áo dài mang đậm bản sắc của dân tộc, nét đẹp được tôn vinh trên những trang phục áo dài khi được các nữ sinh mặc khi đi học, phụ nữ mặc khi đi làm. Nhiều người mặc áo dài trong ngày cưới hay những dịp quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner