GIÁO NGHĨA CĂN BẢN CỦA ĐỨC PHẬT - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

GIÁO NGHĨA CĂN BẢN CỦA ĐỨC PHẬT

Giáo nghĩa căn bản của đức Phật mặc dù đầy đủ tinh nghĩa triết học, nhưng không gọi là triết học mà gọi là những lời dạy của đức Phật (Phật pháp), bởi Phật giáo vốn xem nhẹ triết học. 

Đức Phật đặt nặng việc giáo hoá cứu độ làm căn bản, lòng từ bi của Ngài là nhằm độ thoát tất cả chúng sanh vượt ra khỏi biển cả sanh tử, vì thế thái độ của Ngài rất dứt khoát, nghĩa là không phải không tưởng, phi lý tưởng mà chính là việc làm vô cùng thiết thực. Giáo nghĩa căn bản của đức Phật là lý Tứ thánh đế được tìm thấy trong bốn bộ A hàm, đó thật sự là những lời dạy của Ngài. Tứ thành đế là gì ? chính là Khổ, Tập, Diệt và Đạo.
Trong Tứ thánh đế Khổ và Tập là nhân quả của thế gian, Diệt và Đạo là nhân quả xuất thế gian. Nương vào những lời dạy của Ngài về Nhân sanh quan và Thế giới quan để quán sát vũ trụ vạn hữu, thì không một pháp nào là không bi ai bức bách đây gọi là khổ. Giả sử chúng ta đối với các pháp thế gian có lúc không hẳn là không có khoái lạc, nhưng vì các khoái lạc ấy hoặc là trong chốc lát hoặc là do bởi so sánh mà có, tuyệt nhiên không thể là cứu cánh chân thật. Vì sao? Do vì chúng phàm phu từ vô thỉ đến ngày nay, mãi bị trôi lăn trong biển cả sanh tư,û mỗi ngày sự khổ cứ lặp đi lặp lại mà quên đi. Đây là quán sát nỗi khổ đau của chúng phàm phu theo lời dạy của đức Phật.
Kế đến truy cứu nguyên nhân của khổ, tức nguyên nhân thành lậpthế gian mà nói rõ các loại phiền nãoPhàm phu do tạo tác các phiền não nên mãi bị trầm luân trong biển cả sanh tử đây gọi là Tập đế.
Đức Phật chỉ rõ nhân quả thế gian, Ngài lại nương vào 12 nhân duyên dạy rõ sự luân chuyển tương tục của phàm phu. Do nghiệp làm nhân mượn vô minh làm duyên khến chiêu cảm sanh ra quả khổ. Vì thế công phu tu tập bước đầu của phàm phu là phải dứt hẳn đầu mối vô minh, một khi đầu mối vô minh dứt trừ thì chi mạt không thể làm chướng ngại, sẽ đạt được sự giải thoát tự tại.
Quan niệm về Khổ và Tập trên đây chỉ là tiền đề để đạt đến sự ngộ đạoPhàm phu chúng ta cần phải có quan niệm đúng đắn về nguyên nhân Khổ và Tập mới có thể đạt đến sự giải thoát. Vì thế đức Phật lại nói tiếp về Diệt đế.
Mục đích rốt cùng của người tu là lấy quả vị Niết bàn chí thiện làm nơi quy hướng, nỗ lực chặt đứt vô minh dập tắt lửa dục nhân sanh để đạt được địa vị thanh lương giải thoát, đó gọi là Diệt đếDiệt đếlấy gì làm nhân, lấy Đạo đế làm nhân. Do vậy đức Phật vì chúng sanh nói Bát chánh đạo, pháp này có công năng giúp chúng sanhđạt đến quả Niết bàn chí thiện. Như thế tuyên nói cả hai lần nhân quả mê ngộ, đây chính là giáo nghĩa căn bản của đức Phật.
Luận về hình thái vũ trụ và các loại giáo nghĩa khác đều do từ Nhân sanh quan, Thế giới quan của Tứ đế mà lưu xuất. Do vậy giáo nghĩacăn bản của đức Phật không đi ra ngoài Tứ thánh đế. Bởi giáo nghĩa này hơn hẳn giáo nghĩa phái Số luận cùng các phái khác. Giáo nghĩa của Ngài đã trở thành luận đề chính xác về các pháp trong thế giới, vì thế Phật học được xác lập là tôn giáo có nền giáo học cách tân đặc thù triết học, chẳng phải như các nhà học giảquanh co sau này chỉ giỏi tưởng tượng bắt chước mà thôi. Do tính chất đó chúng ta tôn xưng Phật là bậc đại thánh là lẽ tất nhiên vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner