Sống ở đời, ai cũng mong muốn được đầy đủ, sung túc và thịnh phát. Không những thế, họ còn mong ước được danh thơm, khỏe mạnh và sống lâu, xa hơn nữa là mong rằng sau khi từ giã cõi đời được sinh về thế giới an lành. Những hoài mong đó thật chính đáng, thiện lành nhưng khó được, bởi không mấy người có đủ phước báo tròn đầy.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:
Có bốn pháp này, này gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?
Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp; mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con; mong rằng ta được sống lâu, thọ mạng kéo dài; mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta được sinh lên cõi thiện, cõi trời và cõi đời này. Đây là bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó được ở đời.
Này gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí và đầy đủ trí tuệ.
(Đại Tạng Kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức [lược], Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 1996, tr.676)
LỜI BÀN:
Sống ở đời, ai cũng mong muốn được đầy đủ, sung túc và thịnh phát. Không những thế, họ còn mong ước được danh thơm, khỏe mạnh và sống lâu, xa hơn nữa là mong rằng sau khi từ giã cõi đời được sinh về thế giới an lành. Những hoài mong đó thật chính đáng, thiện lành nhưng khó được, bởi không mấy người có đủ phước báo tròn đầy.
Thường thì chúng ta được cái này lại mất cái kia, Tuy vậy, có cái để được cũng quý hóa lắm rồi, vì xung quanh ta có khá nhiều người chẳng còn gì để mất. Chính những thăng trầm vinh nhục trong đời, trải nghiệm về sự được mất có đó rồi không đó, khiến chúng ta nhận ra giá trị của phước đức. “Có tài mà cậy chi tài”, có nhiều thứ nhưng ai chắc rằng chúng là của ta mãi mãi? Chỉ có phước đức sâu dày, may ra mới đem lại bình an, hạnh phúc trong cuộc mưu sinh đầy biến động này.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá “Có phước, có đức mặc sức mà hưởng”. Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ.
Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức. Vì ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi nẻo lành. An trú vững chắc vào niềm tịnh tín Tam bảo thì tự khắc chúng ta sẽ thiết lập được đời sống đạo đức, lương thiện và hân hoan với thí xả, mở rộng lòng ra với mọi người. Biết sống với niềm tin, đạo đức và buông xả, sống cho mình và mọi người, sống với an vui hiện tại và tương lai, đó chính là tuệ giác.
Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức. Vì ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi nẻo lành. An trú vững chắc vào niềm tịnh tín Tam bảo thì tự khắc chúng ta sẽ thiết lập được đời sống đạo đức, lương thiện và hân hoan với thí xả, mở rộng lòng ra với mọi người. Biết sống với niềm tin, đạo đức và buông xả, sống cho mình và mọi người, sống với an vui hiện tại và tương lai, đó chính là tuệ giác.
Vì thế, mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ uớc suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách tốt trong từng ngày, từng giờ. Một khi phước báo đã đầy đủ thì mọi việc tùy duyên thành tựu như ý, an vui và hạnh phúc bền lâu.
Thích Quảng Tánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét