Sống trên đời, ai cũng có lúc bị người khác nghĩ oan, hiểu lầm, gây tổn thương. Những lúc ấy, một lời khó nói hết tâm tình. Bạn sẽ làm cách nào để hóa giải hàm oan? Hãy xem những bậc trí giả xử lý tình huống ấy ra sao.
Thông thường, khi bị vu oan, một cách rất tự nhiên, người ta thường cảm thấy khó chịu, phẫn uất. Khi nỗi oan ấy không thể biện bạch, thanh minh, họ cảm thấy thực sự thống khổ. Vấn đề là cái vòng luẩn quẩn oan ức – thống khổ ấy sẽ liên tục quay, dần dần thít chặt tâm hồn, sinh mệnh của người ta. Những khi ấy, hãy thật sự thanh tỉnh, tĩnh tâm, hạ bớt hỏa khí xuống và hướng vào bên trong suy xét.
Thông thường, khi bị vu oan, một cách rất tự nhiên, người ta thường cảm thấy khó chịu, phẫn uất. Khi nỗi oan ấy không thể biện bạch, thanh minh, họ cảm thấy thực sự thống khổ. Vấn đề là cái vòng luẩn quẩn oan ức – thống khổ ấy sẽ liên tục quay, dần dần thít chặt tâm hồn, sinh mệnh của người ta. Những khi ấy, hãy thật sự thanh tỉnh, tĩnh tâm, hạ bớt hỏa khí xuống và hướng vào bên trong suy xét.
Bị hiểu lầm
Không ai muốn mình bị hiểu lầm. Ai cũng thích tranh biện, giải thích cho những nỗi oan ức của mình. Nhưng lúc ấy, giữ im lặng, không nói mới là một thứ độ lượng cao cả nhất. Thật giả, phải trái đã có thời gian kiểm chứng.
Bị người khác làm tổn thương
Giữ im lặng, không nói là thể hiện của tâm thiện lương. Lại là thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy tình cảm của người khác dành cho bạn. Nếu họ yêu quý bạn, dù làm bạn tổn thương cũng đáng. Còn nếu họ ghẻ lạnh bạn, thái độ của họ không đáng để bạn cảm thấy buồn.
Bị bôi nhọ, gièm pha
Không nói, chính là một loại hàm dưỡng tinh thần. Bạn không vì một lời nói của người khác mà trở nên tốt hơn hay xấu đi trong mắt ai. Thời gian sẽ làm sáng tỏ.
Bị vu oan
Đạo trời vốn không phân biệt thân sơ, rất công bằng. “Gieo gió gặt bão”, “Ác giả ác báo”, hãy đợi qua vài năm, kết cục sẽ rõ ràng. Người hiền lương không sợ trời bạc đãi. Kẻ thủ ác dù trốn kỹ tới đâu cũng không thoát được lưới trời.
Làm người thực khó. Trước biến động của cuộc đời, khó nhất là giữ được cái tâm tĩnh tại, xem nhẹ mọi thứ được mất. Gặp chuyện thị phi không nhất thiết lúc nào cũng phải vội vã thanh minh, biện bạch.
Ý nghĩa của đời người không phải ở chỗ người đó hiểu biết, thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là họ có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình, gạt bỏ bao nhiêu thị phi để tâm hồn giữ được sự thanh cao.
Người xưa nói: “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”, đại ý rằng một lời phát ra phải nghĩ cho thật chín chắn. Để nói thành lời gọn ghẽ, người ta phải học ba năm. Nhưng để học được sự im lặng, có khi họ phải mất cả một đời.
Đạo làm người
Người hòa ái không lấy việc quen biết được bao nhiêu người để thể hiện độ rộng của lòng mình. Việc họ có thể dùng tâm mà bao dung được bao nhiêu người mới là biểu hiện của chiều sâu, độ rộng của tâm hồn.
Đạo làm người giống như ngọn núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được mọi thứ.
Đạo làm người lại giống như nước, linh động, biết tiến, biết thoái.
Làm người, dù phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát trước mắt nhưng cuối cùng cũng sẽ nhận được phúc báo. Câu chuyện “Tái ông thất mã” vẫn còn nguyên giá trị. Trên đời này, chẳng ai được cả mà không mất gì, chẳng ai mất cả mà không được gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét