Đời người như hạt sương mai buổi sáng, khi mặt trời ló dạng thì từng hạt sương từ từ tan biến, giọt sương mai như chiếc lá trên cành, đến một lúc nào đó nó cũng rụng rơi.
Đời người mấy ai tránh khỏi sanh gìa bịnh chết, vô thường biến đổi, sớm còn tối mất, mới đó đã không còn, có tụ có tán, có vui có buồn, trong hạnh ngộ có mầm móng chia ly, vạn vật tất cả đều vô thường mãi mãi không có cái gì là thường còn, đó là định luật của tạo hoá, cái gì có vận hành, chuyển biến, đổi dời nơi đó có vô thường.
Con người khi sinh ra đã được định sẵn cái chết cho mình. Trong suốt quãng thời gian ngắn ngủi giữa sinh ra và chết đi đó chúng ta lao vào guồng quay của cuộc đời, dù quay nhanh hay quay chậm cũng đều điên cuồng như một cơn lốc xoáy.
Cái chết đến nhanh như hơi thở vào ra, khi nó chưa đến ta tưởng ta còn nhiều cơ hội, khi nó đến rồi ta còn chẳng kịp ngoảnh đầu lại nhìn xem những gì ta đã làm ngày hôm qua. Ngẫm về cái chết, tôi lại nhớ tới một câu thơ về cuộc đời:
Đa Thiểu Ân Oán Tùy Mộng Trung,
Mạch nhiên hồi đầu vạn sự không.
Kỉ trùng mộ, kỉ khõa tùng,
Kỉ tầng viễn loạn, kỉ thành chung.
Dịch nghĩa: Bao nhiêu ân oán xem như giấc mộng, bất giác quay đầu chẳng còn gì. (Chỉ còn) vài ngôi mộ, vài cây tùng, vài tầng núi xa trùng điệp và mấy tiếng chuông kêu.
Có ai sống một đời anh hùng mà mạng chung chẳng về với đất. Ai cũng vậy, kết thúc cuộc đời đều trở về với đất mẹ, làm bạn với đá cát. Nếu biết trước ngày mai ai cũng đều phải chết, vậy cuộc vui của ngày hôm nay còn có ý nghĩa gì? Nỗi đau của ngày hôm qua liệu ta có cần phải nhớ? Ân oán của cuộc đời ta có cần phải quá chú tâm?
Có rất nhiều người bạn trẻ mới hôm qua còn bao hoài bão, chỉ sau một cuộc vui hôm nay đã bị tử thần đón đi. Có người còn chưa kịp vui, chỉ sau một giấc ngủ đã vĩnh viễn chẳng còn tỉnh dậy. Có người con có hiếu muốn đền ơn nghĩa mẹ cha, ơn chưa kịp đền nghĩa chưa kịp đáp thì người tóc bạc đã phải tiễn kẻ đầu xanh. Có người cha trẻ yêu vợ thương con, còn biết bao ân tình lưu luyến đã sớm phải bước lên chuyến tàu của thần chết.
Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".
Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...". (Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).
Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.
Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!". (Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo
Phật dạy: Này các Bà-la-môn, đời sống con người thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu . Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
Cũng giống như một giọt sương trên đầu ngọn cỏ, sẽ mau chóng tan biến khi mặt trời mọc và sẽ không kéo dài được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như giọt sương. Đời sống ấy ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
Vậy hôm nay mọi người chúng ta hãy cùng nhau chia sẽ những vui buồn trong cuộc sống, hãy giúp đỡ và khuyên những ai chưa quí và trân trọng cuộc sống, những ai chưa làm tròn trách nhiệm của một người Cha, người Mẹ, người Chồng, người Vợ, người Con, người Cháu, nhất là bổn phận của người làm con cháu, phải quí và trân trọng những gì mà ta đã có, để khi không còn với nhau cũng vơi phần nào ân hận luyến tiếc.
Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:
"Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai"
Hạt sương nếu nằm trên cành sen thì sẽ biến thành những giọt nước long lanh tinh khiết và đó là những gì quí nhất và hay nhất khi sáng sớm chúng ta được nhìn thấy. hãy biến cuộc đời tạm bờ này như những hạt sương long lanh trên cành sen.
Cái chết đến nhanh như hơi thở vào ra, khi nó chưa đến ta tưởng ta còn nhiều cơ hội, khi nó đến rồi ta còn chẳng kịp ngoảnh đầu lại nhìn xem những gì ta đã làm ngày hôm qua. Ngẫm về cái chết, tôi lại nhớ tới một câu thơ về cuộc đời:
Đa Thiểu Ân Oán Tùy Mộng Trung,
Mạch nhiên hồi đầu vạn sự không.
Kỉ trùng mộ, kỉ khõa tùng,
Kỉ tầng viễn loạn, kỉ thành chung.
Dịch nghĩa: Bao nhiêu ân oán xem như giấc mộng, bất giác quay đầu chẳng còn gì. (Chỉ còn) vài ngôi mộ, vài cây tùng, vài tầng núi xa trùng điệp và mấy tiếng chuông kêu.
Có ai sống một đời anh hùng mà mạng chung chẳng về với đất. Ai cũng vậy, kết thúc cuộc đời đều trở về với đất mẹ, làm bạn với đá cát. Nếu biết trước ngày mai ai cũng đều phải chết, vậy cuộc vui của ngày hôm nay còn có ý nghĩa gì? Nỗi đau của ngày hôm qua liệu ta có cần phải nhớ? Ân oán của cuộc đời ta có cần phải quá chú tâm?
Có rất nhiều người bạn trẻ mới hôm qua còn bao hoài bão, chỉ sau một cuộc vui hôm nay đã bị tử thần đón đi. Có người còn chưa kịp vui, chỉ sau một giấc ngủ đã vĩnh viễn chẳng còn tỉnh dậy. Có người con có hiếu muốn đền ơn nghĩa mẹ cha, ơn chưa kịp đền nghĩa chưa kịp đáp thì người tóc bạc đã phải tiễn kẻ đầu xanh. Có người cha trẻ yêu vợ thương con, còn biết bao ân tình lưu luyến đã sớm phải bước lên chuyến tàu của thần chết.
Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".
Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...". (Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).
Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.
Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!". (Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo
Phật dạy: Này các Bà-la-môn, đời sống con người thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu . Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
Cũng giống như một giọt sương trên đầu ngọn cỏ, sẽ mau chóng tan biến khi mặt trời mọc và sẽ không kéo dài được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như giọt sương. Đời sống ấy ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
Vậy hôm nay mọi người chúng ta hãy cùng nhau chia sẽ những vui buồn trong cuộc sống, hãy giúp đỡ và khuyên những ai chưa quí và trân trọng cuộc sống, những ai chưa làm tròn trách nhiệm của một người Cha, người Mẹ, người Chồng, người Vợ, người Con, người Cháu, nhất là bổn phận của người làm con cháu, phải quí và trân trọng những gì mà ta đã có, để khi không còn với nhau cũng vơi phần nào ân hận luyến tiếc.
Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:
"Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai"
Hạt sương nếu nằm trên cành sen thì sẽ biến thành những giọt nước long lanh tinh khiết và đó là những gì quí nhất và hay nhất khi sáng sớm chúng ta được nhìn thấy. hãy biến cuộc đời tạm bờ này như những hạt sương long lanh trên cành sen.
Thích Chúc Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét