Tác giả Thích Chơn Thiện
Ðời Sống Và Giáo Dục Của Thái Tử
(Theo các Kinh Ðại Bổn, Trường Bộ Kinh III; Kinh Thánh Cầu, Trung Bộ Kinh I; Ðại Kinh Saccaka, Trung Bộ Kinh I; Nidànakatthà, Tiểu Bộ Kinh; Kinh La-ma, A-hàm; Ðại I 775C).
Thuở nhỏ, Thái tử được vua Tịnh Phạn và Di mẫu cưng chiều, chăm sóc và giáo dục rất hoàn mỹ, được mọi người yêu vì. Các danh sĩ Tỳ-sa-mật-đa-la (Visvàmistra) dạy Thái tử về văn; San-đề-đề-bà (Ksantidiva) dạy về võ kể từ năm bảy tuổi. Không bao lâu sau Thái tử tinh thông văn võ.
Ngoài tài năng lỗi lạc, Thái tử được các bậc thầy và mọi người quý kính về đức hạnh và tình người.
Trong một buổi lễ Xuống ruộng (hạ điền) do nhà vua chủ trì, giữa lúc các thị nữ mải mê xem lễ, Thái tử, bấy giờ còn nhỏ, một mình ngồi kiết già dưới cội cây Gioi (Rose-apple) và chứng nhập Sơ thiền. Khi vua cha trở lại thấy dáng dấp trầm tư, tĩnh mặc của Thái tử đầy đạo khí, đã phải kinh ngạc thốt lên: “Ôi, con thân yêu! Ðây là lần thứ hai cha nghiêng mình trước con” (Lần thứ nhất vào lúc Ðản sanh).
Lớn lên, Thái tử Tất-đạt-đa luôn luôn lộ vẻ trầm tư về cuộc sống. Vua Tịnh Phạn lo lắng, cho xây cất ba tòa nhà hợp với ba mùa khí hậu, và truyền cho Thái tử hưởng thọ sung mãn năm thứ dục lạc. Nhưng hạnh phúc trần gian không làm khuây khoả được ưu tư của người xuất thế, Thái tử vẫn mỗi ngày xích lại gần với quyết định xuất gia. Nhà vua lại vội cưới Công chúa nước láng giềng Da-du-đà-la (Yasodhàra), một trang tuyệt sắc, cho Thái tử với hy vọng hương sắc tình yêu của nàng sẽ buộc chân Thái tử.
Có những lần ra khỏi bốn cửa thành, dạo chơi vườn Ngự, chứng kiến các cảnh sanh, già, bệnh, chết, lòng Thái tử trở nên u buồn, dao động đến cực độ.
Một hôm, nói chuyện với một Ðạo sĩ sống đời ly dục, Thái tử thấy thoáng hiện đằng sau mẫu người thanh thoát này một con đường giải thoát.
Bấy giờ, Thái tử vừa hai mươi chín tuổi, bà Da-du-đà-la vừa mới mang thai (có tài liệu chép bấy giờ bà đã sanh Ràhula). Thái tử nhất quyết từ bỏ cung vàng vào rừng xanh tìm đạo.
Quãng Ðường Tu Hành Của Thái Tử
(Theo Kinh Thánh Cầu, Trung Bộ Kinh I; Ðại Kinh Saccaka; Kinh La-Ma; Ðại I. 775C; Kinh Sư Tử Hống, Ðại I, Trung Bộ I; Kinh Khô Ấm, A-hàm, Ðại I. 584-C; bia ký của vua A-dục; và tài liệu Kimura Taiken).
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận trung thành Xa-nặc (Chandaka) vượt hoàng thành vào Hy-mã để lại đằng sau cuộc sống thương yêu và vương vị.
Dưới chân núi Tuyết, Thái tử lại một lần nữa từ giã Xa-nặc thân thương và Kiền-trắc trân quý (Sử chép, về sau Kiền-trắc bỏ ăn mà chết). Ðằng trước Ngài là rừng xanh, đằng sau Ngài là sanh tử.
Thái tử tìm đến học đạo với A-đa-la Già-đa-na (Alàra Kàlàma), một đạo sĩ đã chứng đắc Vô sở hữu xứ định. Không bao lâu, Ngài chứng đắc những gì mà Alàra đã chứng đắc. Biết rằng đây không phải là đích giải thoát, Ngài từ giã Alàra đến học đạo với Ưu-đà Già-la-ma Tử (Uddaka Ràmaputta), vị đạo sĩ đã chứng đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài chứng đắc những gì mà Uddaka đã chứng đắc. Lại biết rằng đây vẫn còn ở trong vòng sanh tử, Ngài lại ra đi, chẳng còn ai để theo học đạo nữa. Ngài cùng với năm anh em Tôn giả Kiều-trần-như (Kodanna) tu khổ hạnh sáu năm. Ngài trở thành đạo sĩ đệ nhất khổ hạnh, đệ nhất bàn uế, đệ nhất yếm ly, và đệ nhất độc cư Thiền định. Cho đến khi thân chỉ còn da bọc xương, Ngài nhận ra rằng đây chỉ là một ngõ đường tu lầm lẫn; rồi một mình một bóng ra đi.
Trong thời gian khổ hạnh, có ba tư tưởng đặc biệt chưa từng có trước đây đã khởi lên trong tâm Ngài.
– Như với một khúc cây xanh, đầy nhựa sống, để trong nước thì sẽ không nhúm lên lửa được. Cũng vậy, với lòng đầy dục vọng, tham ái, người tu sẽ không chứng được Chánh Ðẳng Giác.
– Như với khúc cây xanh ấy, sau khi vớt ra khỏi nước, sẽ không nhúm lên được lửa. Cũng vậy, với lòng đầy tham ái, nhiệt não, người tu sẽ không đi đến chứng ngộ Vô thượng Bồ Ðề?
– Như với khúc cây khô, được lấy ra khỏi nước, và được để trên một chỗ đất khô, với đồ làm lửa, người ta có thể nhúm lên được lửa. Cũng vậy, với lòng xả ly dục ái, tham ái, người tu có thể chứng đắc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác (2).
Ngài bắt đầu dồn hết nỗ lực vào việc tu tập Thiền định, dùng tâm chế ngự tâm. Nỗ lực tu tập quá mức, thân Ngài bị đau đớn và tâm Ngài dao động. Ngài tập nín thở đến thời gian lâu nhất có thể nín được, lại càng nghe đau đớn bất an. Nỗ lực nín thở thêm nhiều lần nữa, Ngài vẫn không thấy được ánh sáng giải thoát. Bỗng nhiên, trong một thoáng, Ngài nhớ lại kinh nghiệm vào Sơ thiền trong dịp lễ Xuống ruộng (Hạ điền), lòng đầy hân hoan, Ngài tin rằng đây là ngõ vào Chánh giác.
Ngài đi đến nước Ma-kiệt-đà (Magadha) tụ lạc Ưu-lâu-tần-loa (Uruvelà), nơi có một khóm rừng xinh đẹp, có con sông trong trẻo, êm ả chạy gần, có làng mạc rất dễ khất thực. Ngài dừng chân và chọn đây làm cứ điểm tìm đạo sau cùng.
Ngài giữ chánh niệm, tỉnh giác hành Thiền, ly dục và lần lượt vào Tứ sắc định, hướng tâm đến Tam minh, Ngài thấy rõ lý Duyên khởi, khéo tác ý thuận chiều, biết rằng:
Do cái này có mặt, cái kia có mặt;
Do cái này sanh, cái kia sanh;
Do vô minh có hành, do hành có thức…
Do cái này sanh, cái kia sanh;
Do vô minh có hành, do hành có thức…
Ngài thấy rõ nguyên nhân của khổ đau: chính sự tập khởi của Mười hai nhân duyên là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn. Ở canh một này, Ngài chứng Túc mệnh thông (Túc mệnh minh) thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của mình (Tự thân).
Sang canh hai, Ngài chứng Thiên nhãn thông (Thiên nhãn minh), thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sanh, với các nghiệp nhân và nghiệp quả, và thấy rõ con đường thọ nghiệp của chúng sanh.
Qua canh ba, Ngài tác ý nghịch chiều Duyên khởi:
Do cái này không có, cái kia không có;
Do cái này diệt, cái kia diệt;
Do vô minh diệt nên hành diệt…
Do cái này diệt, cái kia diệt;
Do vô minh diệt nên hành diệt…
Ngài như thật thấy khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự đoạn tận khổ đau và con đường đưa đến đoạn tận khổ đau. Ở canh này, Ngài chứng Lậu tận thông (Lậu tận minh), biết rằng đây ra đời sống cuối cùng, không còn tái sanh nữa – Ở đầu canh một, khi vào Thiền định lạc là khi Ngài đã chứng rốt ráo Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông và Thần túc thông. Như thế ở canh ba, Ngài chứng đủ Lục thông.
Ðến canh năm, Ngài tác ý thuận và nghịch chiều. Duyên khởi, thấy rõ:
Do cái này có, cái kia có;
Do cái này sanh, cái kia sanh;
Do cái này không có, cái kia không có;
Do cái này diệt, cái kia diệt.
Do cái này sanh, cái kia sanh;
Do cái này không có, cái kia không có;
Do cái này diệt, cái kia diệt.
Ðúng lúc sao mai mọc, Ngài chứng đắc Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Ngài là vị A-la-hán Chánh Ðẳng Giác đầu tiên trong hiện kiếp. Về sau, Ngài được xưng tán là Thế Tôn, đầy đủ mười danh hiệu: Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Con Ðường Giáo Hóa
Ðức Thế Tôn phân vân trước con đường giáo hóa: Giáo lý giải thoát thì tế nhị, thâm sâu, ly dục, vô ngã, đi ngược với tập quán ham muốn và suy tư chấp ngã của con người, làm sao để con người chấp nhận giáo lý ấy?
Giữa lúc ấy, Phạm thiên Sahampati xuất hiện thỉnh cầu Thế Tôn cứu thế, chuyển bánh xe Pháp vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người. Rồi hình ảnh hồ sen trước mặt, có những cọng sen vươn ra khỏi mặt nước, có những cọng lưng chừng, có những cọng ở sâu trong lòng nước… gợi lên trong Thế Tôn hình ảnh căn cơ bất đồng của con người: Có những căn cơ thấp như những cánh sen ở đáy hồ, những căn cơ trung bình như những cánh sen ở lưng chừng nước, cũng có những căn cơ cao có thể tiếp nhận giáo lý giải thoát của Ngài, như những cánh sen đã nhô ra khỏi mặt nước có thể tiếp thu ánh sáng mặt trời. Thế Tôn liền quyết định lên đường chuyển vận bánh xe Pháp.
Ngài dùng tuệ nhãn quán sát ai sẽ là người có cơ duyên được độ trước. Ngài nghĩ đến hai vị thầy cũ, Alàra và Uddaka. Hai người đã thác sanh. Tiếp đến Ngài nghĩ đến năm người bạn cùng tu khổ hạnh, thấy họ đang trú ở vườn Nai (Lộc Uyển), ở Banares (Bàranàsi). Ngài liền đi bộ đến đấy. Tại đây, bài pháp đầu tiên về Tứ đế được giảng gọi là “Sơ Chuyển Pháp Luân”. Nghe xong, Tôn giả Kiều-Trần-Như (Kodanna) chứng đắc Tu-đà-hoàn. Thế Tôn thu nhận năm Tôn giả làm các đệ tử đầu tiên.
* Lần đầu tiên, Ngôi Tam Bảo được hình thành, khởi đầu của Giáo hội Phật giáo
Thế Tôn giảng tiếp Vô ngã, rằng Năm uẩn là vô thường, nếu ai thoát khỏi tham ái, thì sẽ ra khỏi tái sinh, được giải thoát. Năm Tôn giả: Kiều-Trần-Như (Kodanna) Bà-Phạ (Vappa), Bà-Đề (Bhaddhiya), Ma-Ha-Nam (Mahànàma) và Thuyết Thị (Assaji) lần lượt chứng đắc A-la-hán.
Thế Tôn tiếp độ Da-xá (Yasa) ở Benares với bốn người khác nữa, tất cả đều đắc A-la-hán. Thế là, tại Benares, Giáo hội được hình thành gồm mười một vị A-la-hán (kể cả Thế Tôn).
Sau khi dạy mười vị A-la-hán đầu tiên mỗi vị đi về một phương để hoằng hóa, Thế Tôn tiếp tục đi đến Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela) thuyết pháp độ ba anh em Ca-diếp (Kassapa) và ngót một ngàn đệ tử của ba Ngài. Ở đây, vua Tần-bà-sa-la (Bimbisàra) yết kiến Thế Tôn. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết giảng, nhà vua hiểu pháp, liền cung thỉnh Thế Tôn cùng một ngàn vị A-la-hán thọ trai, rồi dâng cúng Thế Tôn và chư Tăng tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana), một khuôn viên rộng lớn gần thành Vương Xá. Bấy giờ là tháng Vesakha, giữa tháng tư và tháng năm dương lịch, đầu mùa kiết hạ. Giáo hội của Thế Tôn an cư mùa mưa đầu tiên ở đây. Hai tháng tiếp theo mùa an cư, Thế Tôn và chư Tăng trú ở Vương Xá. Chính trong thời gian này, một đạo sĩ tu khổ hạnh có ngót năm trăm đệ tử, trong đó có tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sàriputta) và Mục-Kiền-Liên (Moggallàna), được Thế Tôn hóa độ. Từ đấy, thường có một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo tháp tùng Thế Tôn.
Tôn giả Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiền-Liên vốn là hai người bạn chí thân. Trên đường tìm đạo giải thoát, trước khi gặp Thế Tôn, Tôn giả Xá-Lợi-Phất đã chứng đắc Tu-đà-hoàn quả khi lần đầu tiên nghe Tôn giả Thuyết Thị nói tóm tắt giáo lý Duyên khởi. Sau đó, trước Thế Tôn, hai Tôn giả đều chứng đắc A-la-hán.
Tôn giả Xá-Lợi-Phất là bậc trí tuệ bậc nhất của Giáo hội, Tôn giả Mục-Kiền-Liên là bậc thần thông đệ nhất. Do lẽ đó, Thế Tôn chọn Tôn giả Xá-Lợi-Phất làm trưởng tử, bậc Tướng quân Chánh pháp và chọn Tôn giả Mục Kiền Liên là đại đệ tử thứ hai. Từ đấy, hai Tôn giả thường thay mặt Thế Tôn để hướng dẫn Tăng chúng. Ðây là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh của Giáo hội Phật giáo dưới sự lãnh đạo của Thế Tôn.
Giữa mùa đông năm ấy, Thế Tôn trở về Ma-kiệt-đà, Vua Tịnh Phạn hay tin, liền gởi một sứ thần và phái đoàn gồm một ngàn người đến thỉnh mời Thế Tôn về thăm hoàng triều. Cả phái đoàn đều xuất gia. Nhà vua lại phái một phái đoàn gồm một ngàn người khác đi thỉnh mời. Tất cả lại đều xuất gia, không trở về triều. Lần thứ ba nhà vua cử Ka-lưu-đà-di (Kàludàyi), con một đại thần, là bạn cùng tuổi thời trai trẻ của Thái tử Tất-Đạt-Đa, Ka-lưu-đà-di cũng xuất gia. Tất cả hai ngàn người của hai đoàn sứ giả và Ka-lưu-đà-di đều chứng đắc A-la-hán. Liền sau đó, Ka-lưu-đà-di bạch lên Thế Tôn lời thỉnh cầu của vua Tịnh Phạn. Thế Tôn nhận lời, rồi cùng một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo lên đường hóa độ Hoàng tộc.
Bấy giờ, Nan-đà (Nanda), em trai của Thế Tôn, và La-hầu-la (Ràhula) con của Thế Tôn đều xuất gia. Vua Tịnh Phạn đắc Tư-đà-hàm, di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề đắc Tu-đà-hoàn (về sau di mẫu cùng bà Da-du-đà-la xuất gia và đắc A-la-hán); vua Tịnh Phạn ở tại vị và đắc A-la-hán vào lúc xả báo thân, đúng theo truyền thống của Phật-đà ghi ở Kinh Ðại Bổn. Các hoàng thân Bà-đề (Bhaddiya), A-nậu-lâu-đà (Anuruddha), A-nan (Ananda), Bà-già (Bhagu), Bạc-câu-la (Kimbila), Ðề-bà-đạt-đa (Devadatta) cùng người thợ hớt tóc của các hoàng thân, Ưu-ba-ly (Upàli), cũng xin xuất gia. Bà-đề từ đầu đắc liền Tam minh, A-nậu-lâu-đà đắc Thiên nhãn và Túc mệnh minh, A-nan đắc Tu-đà-hoàn. Ưu-ba-ly về sau đắc A-la-hán, Ðề-bà-đạt-đa đắc Tứ thiền sắc giới.
Tiếp tục cuộc hành trình hoằng hóa, Thế Tôn đến Xá-vệ (Sàvatthì) độ cư sĩ Cấp Cô Ðộc (Anàthapindika), nhận ngôi vườn và Tịnh xá Kỳ Hoàn (Jetavana) do cư sĩ này dâng cúng, và độ nữ cư sĩ Lộc Mẫu (Visàkhà). Hai người cư sĩ này hộ pháp rất đắc lực, hàng ngày đến vấn an sức khỏe đức Thế Tôn và lo tứ sự cúng dường (y áo, thức ăn, thuốc men và sàng tọa) cho chư Tăng.
Năm thứ năm sau ngày Thế Tôn thành đạo, bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề được Thế Tôn nhận lời, qua lời khẩn khoản thỉnh cầu của Tôn giả A-nan, cho xuất gia kèm theo điều kiện “Bát Kỉnh Pháp”. Giáo hội Ni ra đời từ đây.
Từ đây, khi Giáo hội Tăng và Ni thành lập với số Tăng-Ni khá đông, nhiều qui luật tu hành bắt đầu được thiết lập.
Theo tài liệu của Edward J. Thomas, Chương X, trong cuốn “The Life of Buddha as Legend and History”, thì một số vấn đề giới luật bắt đầu tượng hình vào năm thứ sáu sau ngày Thế Tôn chuyển bánh xe Pháp, và thành hình rõ từ năm thứ mười sau ngày thành đạo. Theo Luật tạng thì giới luật hẳn nhiên được đặt ra từ năm thứ mười ba, do Tôn giả Ưu-bà-ly đặc trách (vấn đề này sẽ được bàn đến ở phần Giới học, chương Pháp Bảo).
Trong giáo hội Tăng và Ni, Thế Tôn đã tuỳ duyên hóa độ đủ mọi giai cấp trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, sang hèn, người có trình độ văn hóa cao, thấp, địa vị…
– Tôn giả Xá lợi Phất và Mục-kiền-liên đại biểu thành phần học giả, trí thức.
– Tôn giả A-nậu-lâu-đà, A-nan… đại biểu cho thành phần hoàng tộc, vua chúa.
– Tôn giả Ưu-ba-ly đại biểu giai cấp công nhân.
– Tôn giả Angulimàla là một tướng cướp.
– Nữ tôn giả Patàcàrà là người bình dân, đã loạn trí vì đau khổ cùng độ (mất hết cha mẹ, em, chồng và con).
– Một cô gái giai cấp cùng đinh.
– Ni cô Addahakasi vốn là kỹ nữ,… (Trưởng lão Ni kệ).
Thế Tôn tiếp tục giáo hóa độ sanh cho đến tám mươi tuổi mới vào Niết bàn vô dư y. Kinh chép, hàng đệ tử nổi bật của Ngài gồm có:
* Về chư Tăng: (Tăng Chi Bộ Kinh I, Phẩm Tối Thắng)
– Tôn giả Kiều-trần-Như là vị xuất gia đầu tiên.
– Tôn giả Xá-lợi-phất: Trí tuệ đệ nhất.
– Tôn giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất.
– Tôn giả Ca-diếp: Ðầu đà đệ nhất.
– Tôn giả Ưu-ba-ly: Trì giới đệ nhất.
– Tôn giả A-nậu-lâu-đà: Thiên nhãn đệ nhất.
– Tôn giả Bà-đề (Bhaddiya): Âm thanh vi diệu đệ nhất.
– Tôn giả Phú-lâu-na (Punna Mantàniputta): Thuyết pháp đệ nhất.
– Tôn giả Ca-chiên-diên (Mahà Kaccana): Thuyết giảng rộng rãi đệ nhất
– Tôn giả Bà-đề (Bhaddiya): Quí tộc đệ nhất.
– Tôn giả Pindola Bhàradyàja: Nói pháp với tiếng rống sư tử đệ nhất.
– Tôn giả La-hầu-la: Ưa thích học tập đệ nhất.
– Tôn giả Tu-bồ-đề (Subhùti): Thanh tịnh và vô tránh đệ nhất, được cúng dường đệ nhất.
– Tôn giả Ràdha: Biện tài đệ nhất.
– Tôn giả Kiếp-tân-na (Mahà Kappina): Giáo giới đệ nhất.
– Tôn giả Revata: Ðộc cư Thiền định đệ nhất.
– Tôn giả Xá-lợi-phất: Trí tuệ đệ nhất.
– Tôn giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất.
– Tôn giả Ca-diếp: Ðầu đà đệ nhất.
– Tôn giả Ưu-ba-ly: Trì giới đệ nhất.
– Tôn giả A-nậu-lâu-đà: Thiên nhãn đệ nhất.
– Tôn giả Bà-đề (Bhaddiya): Âm thanh vi diệu đệ nhất.
– Tôn giả Phú-lâu-na (Punna Mantàniputta): Thuyết pháp đệ nhất.
– Tôn giả Ca-chiên-diên (Mahà Kaccana): Thuyết giảng rộng rãi đệ nhất
– Tôn giả Bà-đề (Bhaddiya): Quí tộc đệ nhất.
– Tôn giả Pindola Bhàradyàja: Nói pháp với tiếng rống sư tử đệ nhất.
– Tôn giả La-hầu-la: Ưa thích học tập đệ nhất.
– Tôn giả Tu-bồ-đề (Subhùti): Thanh tịnh và vô tránh đệ nhất, được cúng dường đệ nhất.
– Tôn giả Ràdha: Biện tài đệ nhất.
– Tôn giả Kiếp-tân-na (Mahà Kappina): Giáo giới đệ nhất.
– Tôn giả Revata: Ðộc cư Thiền định đệ nhất.
* Về chư Ni
– Nữ tôn giả Ma-ha-ba-xà-ba-đề: Trưởng lão Ni đệ nhất (tu đầu tiên).
– Khemà: Trí tuệ đệ nhất.
– Uppalavannà: Thần thông đệ nhất.
– Dhammadinnà: Thuyết pháp đệ nhất.
– Nandà: Tu thiền đệ nhất.
– Bakulà: Thiên nhãn đệ nhất.
– Bhaddakàccàna: đại thắng trí đệ nhất.
– Kisagotami: Ðệ nhất mang thô y.
– Sigalàkamàtà: Tín giải đệ nhất.
– Sonà: Tinh cần đệ nhất.
– Khemà: Trí tuệ đệ nhất.
– Uppalavannà: Thần thông đệ nhất.
– Dhammadinnà: Thuyết pháp đệ nhất.
– Nandà: Tu thiền đệ nhất.
– Bakulà: Thiên nhãn đệ nhất.
– Bhaddakàccàna: đại thắng trí đệ nhất.
– Kisagotami: Ðệ nhất mang thô y.
– Sigalàkamàtà: Tín giải đệ nhất.
– Sonà: Tinh cần đệ nhất.
* Về Nam cư sĩ
– Cư sĩ Tapassubhalli: quy y đầu tiên.
– Cấp Cô độc: Bố thí đệ nhất.
– Citta: Thuyết pháp đệ nhất.
– Hatthaka Alavaka: Nhiếp phục hội chúng đệ nhất.
– Hatthigàmaka Uggata: Hộ trì chư Tăng đệ nhất.
– Ambattha: Tịnh tín đệ nhất.
– Nakulapità: Thân mật đệ nhất.
– …
– Cấp Cô độc: Bố thí đệ nhất.
– Citta: Thuyết pháp đệ nhất.
– Hatthaka Alavaka: Nhiếp phục hội chúng đệ nhất.
– Hatthigàmaka Uggata: Hộ trì chư Tăng đệ nhất.
– Ambattha: Tịnh tín đệ nhất.
– Nakulapità: Thân mật đệ nhất.
– …
* Về Nữ cư sĩ
– Sujàta (Tu-xà-đề): Quy y đầu tiên.
– Visàkhà: Bố thí đệ nhất.
– Khujjutarà: Ða văn đệ nhất.
– Uttara: Tu thiền đệ nhất.
– Suppiyà: Săn sóc bệnh nhân đệ nhất.
– Kàtiyàni: Tịnh tín đệ nhất.
– Nakulamàtà: Thân mật đệ nhất.
– …
– Visàkhà: Bố thí đệ nhất.
– Khujjutarà: Ða văn đệ nhất.
– Uttara: Tu thiền đệ nhất.
– Suppiyà: Săn sóc bệnh nhân đệ nhất.
– Kàtiyàni: Tịnh tín đệ nhất.
– Nakulamàtà: Thân mật đệ nhất.
– …
Những Ngày Cuối Cùng
(Theo kinh Ðại Bát Niết bàn. Trường Bộ Kinh III).
Năm tám mươi tuổi, trở nên già yếu, Thế Tôn quyết định nhập Niết Bàn Vô dư y, sau ba lần Ma vương (Màra) thỉnh cầu, và sau ba lần Thế Tôn gợi ý cho Tôn giả A-nan thỉnh cầu Thế Tôn trú thế mà Tôn giả không nhận ra ý của Ngài.
Ba tháng cuối cùng, Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi bộ từ thành Vương Xá đến Beluva.
Trên đường đi, trong thời gian này, Thế Tôn đã ngăn được một cuộc chiến sắp xảy ra giữa xứ Ma-kiệt-đà của vua A-xà-thế (Ajatasattu) và xứ Bạt-kỳ (Vajji).
Thế Tôn tiếp tục độ những ai đáng được độ. Du sĩ ngoại đạo Subbaddha là ngưòi sau cùng được Thế Tôn cho xuất gia, thọ đại giới. Không bao lâu sau đó, Subbaddha đắc A-la-hán. Ðây là vị A-la-hán sau cùng trước khi Thế Tôn nhập diệt.
Một cư sĩ khác, Cư sĩ Thuần-đà (Cunda), người thợ sắt, được Thế Tôn thuyết pháp khích lệ, đã dâng cúng Thế Tôn chiếc áo kim sắc (vàng chói) và cúng dường bữa ăn sau cùng. Trong bữa ăn này, ngoài món ăn thượng vị còn có thứ mộc nhĩ (Sùkara-madde). Dùng xong, Thế Tôn bị bệnh lỵ huyết, đau đớn, nhưng Thế Tôn dùng định lực nhiếp phục khỏi bệnh cùng Tôn giả A-nan tiếp tục cuộc hành trình đến Kusinàra. Thế Tôn dạy Cunda “Ðó là một loại nấm độc; chỉ trừ Như Lai ăn xong mới không bị chết, hãy đem chôn phần thức ăn còn lại”. Thế Tôn lại dặn dò Tôn giả A-nan hãy đánh tan mọi hối hận có thể xảy ra trong lòng Cunda về bữa cơm cúng dường ấy, và đánh tan dư luận bàn tán hiểu lầm về lòng thành cúng dường của Cunda – (Theo kinh Ðại Bát Niết-Bàn, Trường Bộ III).
Những Lời Dạy Cuối Cùng
– “Này A-nan, Pháp và Luật mà Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là bậc Ðạo sư của các Ông” (Ibid. tr. 154).
– “Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt” (Ibid. tr. 154).
– “Này các Tỳ-kheo (Bấy giờ có mặt năm trăm vị Tỳ-kheo đều là Thánh hữu học), vô học, nếu có Tỳ-kheo nào nghi ngờ về Phật, Pháp và chúng Tăng, Ðạo hay phương pháp, thời hãy hỏi đi, về sau chớ có hối tiếc…”.
Thế Tôn hỏi ba lần, nhưng tất cả đều im lặng, biểu lộ sự không còn có nghi ngờ.
– “Này các Tỳ-kheo, nay Như Lai khuyên các Ông; Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật” (Ibid. tr. 156).
Chính đây là lời dạy sau rốt trong những lời dạy sau cùng của Như Lai.
Thế Tôn Nhập Vô Dư Y Niết-Bàn
Thế Tôn dạy Tôn giả A-nan cùng đi đến rừng Ta-la (Sàlà) của dòng họ Mallà ở Kusinàra. Ta-la tự nhiên trổ hoa trái mùa đầy cành. Thế Tôn dạy dọn chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc, giữa hai cây Ta-la song đôi. Thế Tôn nằm nghiêng về hông bên phải, hai chân để lên nhau. Sau khi dạy xong những lời dạy cuối cùng. Thế Tôn nhập định sơ Thiền rồi xuất sơ Thiền, nhị Thiền rồi xuất nhị Thiền…. Phi tưởng phi phi tưởng rồi xuất Phi tưởng phi phi tưởng, nhập Diệt thọ tưởng rồi xuất Diệt thọ tưởng định, nhập Phi tưởng phi phi tưởng rồi xuất phi tưởng phi phi tưởng… nhập sơ Thiền, xuất sơ Thiền, cho đến nhập tứ Thiền, xuất tứ Thiền, Thế Tôn lập tức diệt độ.
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, chư Thiên và loài Người, những ai chưa tận trừ tham ái thì khóc than, áo não; những ai đã tận trừ tham ái thì vững trú trong chánh niệm rằng: “Các hành là vô thường, làm sao có thể khác được?”
Lễ Hỏa Thiêu Xá Lợi Và Dựng Tháp Tôn Thờ Xá Lợi
Dân chúng Mallà ở Kusinàrà liên tục đảnh lễ, cung kính cúng dường kim thân Thế Tôn với các điệu múa, điệu nhạc, hương và hoa, rồi lập những dàn hỏa thiêu tại đền Makuta Bandhana.
Kim thân của Thế Tôn được bọc 500 lớp vải (cứ một lớp vải tinh, một lớp vải thô), đặt vào một hòm đầu bằng sắt, hòm này lại được bọc kín bởi một hòm sắt khác. Dàn hỏa thiêu làm bằng loại gỗ hương thơm.
Dàn hỏa thiêu không thể bắt lửa cho đến khi Tôn giả Ðại Ca-diếp kịp về đảnh lễ dưới chân Thế Tôn. (Khi được tin Thế Tôn thị tịch thì Tôn giả Ðại Ca-diếp đang ở giữa chặng đường từ Pàvà đến Kusinàra).
Khi thiêu xong, không có thân hay tro còn lại, mà chỉ có Xá lợi. Một dòng nước từ hư không và một dòng nước từ cây ta-la rưới tắt dàn hỏa. Dân Mallà thì rưới tắt với các thứ nước thơm.
Dân Mallà tôn trí Xá-lợi trong giảng đường, suốt bảy ngày cung kính đảnh lễ, dâng vũ, nhạc, hương hoa cúng dường.
Xá Lợi được phân chia làm tám phần cho:
1. Vua nước Maggadha.
2. Dòng họ Licchavi ở Vesàni (Dòng Sát-đế-lợi).
3. Dòng Thích-ca ở Ca-tỳ-la-vệ.
4. Dòng người Puli ở Allakappa (Dòng Sát-đế-lợi).
5. Những người Koli ở Ràmagàma (Dòng Sát-đế-lợi).
6. Những người Mallà ở Kusinàra.
7. Những người Mallà ở Pàvà.
8. Bà-la-môn Vethadipaka.
2. Dòng họ Licchavi ở Vesàni (Dòng Sát-đế-lợi).
3. Dòng Thích-ca ở Ca-tỳ-la-vệ.
4. Dòng người Puli ở Allakappa (Dòng Sát-đế-lợi).
5. Những người Koli ở Ràmagàma (Dòng Sát-đế-lợi).
6. Những người Mallà ở Kusinàra.
7. Những người Mallà ở Pàvà.
8. Bà-la-môn Vethadipaka.
Mười ngôi tháp được dựng lên để tôn thờ Xá-lợi:
– Tám tháp tôn thờ tám phần Xá-lợi.
– Một tháp thờ cái bình dùng để phân chia Xá-lợi.
– Một tháp tôn thờ tro Xá-lợi.
– Một tháp thờ cái bình dùng để phân chia Xá-lợi.
– Một tháp tôn thờ tro Xá-lợi.
(Trích: Phật học khái luận, tác giả Thích Chơn Thiện
Chương một – Phật bảo, tiết 1: Lịch sử đức Phật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét