GIÁO LÝ GIÁO LUẬT LỄ NGHI CỦA ĐẠO PHẬT - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

GIÁO LÝ GIÁO LUẬT LỄ NGHI CỦA ĐẠO PHẬT

Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):
– Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):


Kinh tạng: là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là Khế kinh, có nghĩa như là một chân lý.


Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia.

Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật.


Về số lượng, kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại. Riêng Đại tạng kinh có gần 10.000 pho sách, ngoài ra còn rất nhiều những trước tác, bình luận, giải thích giáo lý và rất nhiều các lĩnh vực khác, như: Văn học, triết học, nghệ thuật, luân lý học được truyền bá khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nguyên bản thì chép bằng chữ Pali và chữ Phạn.

1 – Giáo lý:
Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, không trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạt để dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đã chỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội.
Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên và Tứ Diệu đế (4 chân lý).
Lý Nhân duyên
Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật Thành – Trụ – Hoại – Không (mỗi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và tồn tại một thời gian, rồi biến chuyển đi đến huỷ hoại và cuối cùng là tan biến, ví như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là “thành”, khi nhô lên cao nhất gọi là “trụ”, khi hạ dần xuống gọi là “hoại”, đến khi tan rã lại trở về “không”) và đều bị chi phối bởi quy luật nhân – duyên, trong đó nhân là năng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả và duyên là sự hỗ trợ, là phương tiện cho nhân phát sinh, nảy nở.
Tuỳ vào sự kết hợp giữa nhân và duyên mà tạo thành các sự vật, hiện tượng khác nhau. Có hay không một hiện tượng, sự vật là do sự kết hợp hay tan rã của nhiều nhân, nhiều duyên. Nhân và duyên cũng không phải tự nhiên có mà nó được tạo ra bởi sự vận động của các sự vật, hiện tượng và quá trình hợp – tan của các nhân – duyên có trước để tạo ra nhân – duyên mới, Phật giáo gọi đó là tính “trùng trùng duyên khởi”.
Về con người, Phật giáo cho rằng cũng không nằm ngoài quy luật: Thành – Trụ – Hoại – Không, hay nói cách khác bất cứ ai cũng phải tuân theo quy luật: Sinh – Trụ – Dị – Diệt (đó là chu trình con người được sinh ra, lớn lên, tồn tại, thay đổi theo thời gian và cuối cùng là diệt vong). Khi con người mất đi thì tinh thần cũng theo đó mà tan biến. Phật giáo không công nhận một linh hồn vĩnh cửu, tách rời thân thể để chuyển từ kiếp này sang kiếp khác.
Phật giáo quan niệm mọi sự vật luôn luôn biến chuyển, đổi thay, mọi thứ ta có, ta nhìn thấy đều chỉ là vô thường.


Vô thường là không thường xuyên, mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà nó sẽ luôn biến đổi, tồn tại hay không tồn tại, có hay không có đó chỉ là vấn đề thời gian. Khi đầy đủ nhân duyên hội hợp thì sự vật hiện hữu, gọi là “có”; khi nhân duyên tan rã thì sự vật biến diệt, lại trở về là “không”. Muôn vật từ nhân duyên mà sinh và cũng do nhân duyên mà diệt.
Lý nhân duyên làm cho ta thấy con người là một đấng tạo hoá tự tạo ra đời sống của mình, con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình. Cuộc đời con người vui sướng hay phiền não đều do nhân và duyên mà con người tự tạo ra chi phối. Từ cách nhìn nhận đó, Đức Phật khuyên con người sống hướng thiện, thực hiện tâm từ bi, biết yêu thương và chia sẻ, vì hạnh phúc của mọi người và hạnh phúc của mình, sống tự tại an lạc, không cố chấp bám víu vào sự vật, hiện tượng, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi sự vô thường của cuộc sống.
Tứ diệu đế
Khi còn là Thái Tử, Đức Phật đã nhận ra cuộc đời đầy rẫy sự đau khổ, do đó Ngài đã quyết chí ra đi tu hành để lý giải vì sao con người ta lại đau khổ và làm sao để thoát khổ. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã nhận rõ căn nguyên nguồn cội của sự khổ đau và phương pháp để diệt trừ nó, Đức Phật đã đem kiến thức của mình truyền bá và hướng dẫn cho người xung quanh thực hành.
Song giai đoạn đầu truyền bá không thành công vì lý lẽ Đức Phật nói ra quá cao siêu mà trình độ của những người nghe đa số còn hạn hẹp nên họ không hiểu, dần dần rời bỏ khỏi những buổi thuyết pháp của Phật. Từ đó Phật đã chuyển đổi phương pháp giảng đạo từ tư duy lý luận sang hướng dẫn thực hành, đó là pháp môn Tứ diệu đế.
Tứ diệu đế đã trở thành giáo lý căn bản, xuyên suốt trong toàn bộ kinh điển Phật giáo. Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
* Khổ đế: Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ.
* Tập đế: nguyên nhân tạo thành những nỗi khổ hiện hữu ở đời
* Diệt đế: Đức Phật chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi con người diệt trừ hết những nỗi khổ, muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, đó là diệt cái nguyên nhân gây ra đau khổ.
* Đạo đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt khổ, được vui.


2 – Giáo luật
Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hành Tăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọi người tới chân – thiện – mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.
– Ngũ giới là 5 giới cấm:
+ Không sát sinh;
+ Không nói sai sự thật;
+ Không tà dâm;
+ Không trộm cắp;
+ Không uống rượu.
– Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
+ Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;
+ Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác, không nói thêu dệt;
+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.


3 – Lễ nghi
Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư). Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
– Tết Nguyên đán
– Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
– Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
– Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
– Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
– Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát
– Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát
– Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát
– Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh
– Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát
– Ngày 14/7: Lễ Tự tứ
– Ngày 15/7 : Lễ Vu lan
– Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
– Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư
– Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà


– Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là Khế kinh, có nghĩa như là một chân lý.
– Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia.
– Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật.


Về số lượng, kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại. Riêng Đại tạng kinh có gần 10.000 pho sách, ngoài ra còn rất nhiều những trước tác, bình luận, giải thích giáo lý và rất nhiều các lĩnh vực khác, như: Văn học, triết học, nghệ thuật, luân lý học được truyền bá khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nguyên bản thì chép bằng chữ Pali và chữ Phạn.
1 – Giáo lý:
Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, không trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạt để dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đã chỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội.
Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên và Tứ Diệu đế (4 chân lý).
Lý Nhân duyên
Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật Thành – Trụ – Hoại – Không (mỗi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và tồn tại một thời gian, rồi biến chuyển đi đến huỷ hoại và cuối cùng là tan biến, ví như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là “thành”, khi nhô lên cao nhất gọi là “trụ”, khi hạ dần xuống gọi là “hoại”, đến khi tan rã lại trở về “không”) và đều bị chi phối bởi quy luật nhân – duyên, trong đó nhân là năng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả và duyên là sự hỗ trợ, là phương tiện cho nhân phát sinh, nảy nở.
Tuỳ vào sự kết hợp giữa nhân và duyên mà tạo thành các sự vật, hiện tượng khác nhau. Có hay không một hiện tượng, sự vật là do sự kết hợp hay tan rã của nhiều nhân, nhiều duyên. Nhân và duyên cũng không phải tự nhiên có mà nó được tạo ra bởi sự vận động của các sự vật, hiện tượng và quá trình hợp – tan của các nhân – duyên có trước để tạo ra nhân – duyên mới, Phật giáo gọi đó là tính “trùng trùng duyên khởi”.
Về con người, Phật giáo cho rằng cũng không nằm ngoài quy luật: Thành – Trụ – Hoại – Không, hay nói cách khác bất cứ ai cũng phải tuân theo quy luật: Sinh – Trụ – Dị – Diệt (đó là chu trình con người được sinh ra, lớn lên, tồn tại, thay đổi theo thời gian và cuối cùng là diệt vong). Khi con người mất đi thì tinh thần cũng theo đó mà tan biến. Phật giáo không công nhận một linh hồn vĩnh cửu, tách rời thân thể để chuyển từ kiếp này sang kiếp khác.

Phật giáo quan niệm mọi sự vật luôn luôn biến chuyển, đổi thay, mọi thứ ta có, ta nhìn thấy đều chỉ là vô thường.
Vô thường là không thường xuyên, mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà nó sẽ luôn biến đổi, tồn tại hay không tồn tại, có hay không có đó chỉ là vấn đề thời gian. Khi đầy đủ nhân duyên hội hợp thì sự vật hiện hữu, gọi là “có”; khi nhân duyên tan rã thì sự vật biến diệt, lại trở về là “không”. Muôn vật từ nhân duyên mà sinh và cũng do nhân duyên mà diệt.
Lý nhân duyên làm cho ta thấy con người là một đấng tạo hoá tự tạo ra đời sống của mình, con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình. Cuộc đời con người vui sướng hay phiền não đều do nhân và duyên mà con người tự tạo ra chi phối. Từ cách nhìn nhận đó, Đức Phật khuyên con người sống hướng thiện, thực hiện tâm từ bi, biết yêu thương và chia sẻ, vì hạnh phúc của mọi người và hạnh phúc của mình, sống tự tại an lạc, không cố chấp bám víu vào sự vật, hiện tượng, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi sự vô thường của cuộc sống.
Tứ diệu đế
Khi còn là Thái Tử, Đức Phật đã nhận ra cuộc đời đầy rẫy sự đau khổ, do đó Ngài đã quyết chí ra đi tu hành để lý giải vì sao con người ta lại đau khổ và làm sao để thoát khổ. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã nhận rõ căn nguyên nguồn cội của sự khổ đau và phương pháp để diệt trừ nó, Đức Phật đã đem kiến thức của mình truyền bá và hướng dẫn cho người xung quanh thực hành.
Song giai đoạn đầu truyền bá không thành công vì lý lẽ Đức Phật nói ra quá cao siêu mà trình độ của những người nghe đa số còn hạn hẹp nên họ không hiểu, dần dần rời bỏ khỏi những buổi thuyết pháp của Phật. Từ đó Phật đã chuyển đổi phương pháp giảng đạo từ tư duy lý luận sang hướng dẫn thực hành, đó là pháp môn Tứ diệu đế.
Tứ diệu đế đã trở thành giáo lý căn bản, xuyên suốt trong toàn bộ kinh điển Phật giáo. Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
* Khổ đế: Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ.

* Tập đế: nguyên nhân tạo thành những nỗi khổ hiện hữu ở đời
* Diệt đế: Đức Phật chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi con người diệt trừ hết những nỗi khổ, muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, đó là diệt cái nguyên nhân gây ra đau khổ.
* Đạo đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt khổ, được vui.

2 – Giáo luật
Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hành Tăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọi người tới chân – thiện – mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.
– Ngũ giới là 5 giới cấm:
+ Không sát sinh;

+ Không nói sai sự thật;
+ Không tà dâm;
+ Không trộm cắp;
+ Không uống rượu.
– Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
+ Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;
+ Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác, không nói thêu dệt;
+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

3 – Lễ nghi
Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư). Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
– Tết Nguyên đán

– Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
– Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
– Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
– Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
– Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát
– Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát
– Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát
– Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh
– Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát
– Ngày 14/7: Lễ Tự tứ
– Ngày 15/7 : Lễ Vu lan
– Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
– Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư
– Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà
– Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner