CHẤP TAY VÀ CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

CHẤP TAY VÀ CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

Chắp tay hình búp sen trước ngực đầu cuối xuống là tỏ lòng thành kính đối với Tăng, Ni. Chúng ta niệm nam mô Phật-đà là cung kính tưởng nhớ đức Phật Thích-ca là con người bằng xương bằng thịt được sinh ra từ bụng mẹ tại đất nước Ấn Độ.

A- Chắp tay xá chào Tăng Ni
Khi Phật tử gặp quý Thầy Cô thì đứng ngay ngắn trang nghiêm, hai tay chắp lại theo hình búp sen trước ngực, đầu cuối xuống và miệng niệm câu Nam mô Phật-đà.
Chắp tay hình búp sen trước ngực đầu cuối xuống là tỏ lòng thành kính đối với Tăng, Ni. Chúng ta niệm nam mô Phật-đà là cung kính tưởng nhớ đức Phật Thích-ca là con người bằng xương bằng thịt được sinh ra từ bụng mẹ tại đất nước Ấn Độ.
Nam mô có nghĩa là cung kính. Phật-đà là dịch âm tiếng Phạn của chữ ”Buddha”, dịch nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức, là người có tấm lòng từ bi rộng lớn thương yêu bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.
Nam mô Phật-đà nghĩa là chúng ta cung kính tôn trọng đức Phật, đức Phật ở đây là chỉ cho Phật Thích-ca Mâu-ni, là người đã khai sáng ra đạo Phật. Phật và chúng sinh đều có tính giác sáng suốt bình đẳng như nhau vì ngài là một con người giống như tất cả mọi người chúng ta.
Xá chào cung kính là sự khiêm cung tỏ lòng biết ơn với người đã dày công hướng dẫn Phật pháp cho chúng ta, nhờ vậy làm giảm đi sự cống cao ngã mạn của bản thân do ngu si, mê muội chấp thân tâm này làm ngã.
B- Tin tâm mình là Phật
Chúng ta tin tâm mình là Phật và tỏ lòng biết ơn, cung kính đức Phật để bắt chước công hạnh của Ngài, “trên nguyện cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh”. Chúng ta tin Phật có khả năng giác ngộ thì chúng ta cũng có khả năng giác ngộ nhờ tu hạnh Bồ tát đạo phước huệ song tu.

C- Chắp tay lễ Phật
Phật tử khi vào chánh điện lễ Phật phải đi đứng nghiêm trang, mắt nhìn thẳng, thân tâm hướng về điện Phật. Trước khi lễ Phật phải rửa mặt, tay, chân và súc miệng thật sạch. Khi lạy Phật hai tay chắp trước ngực từ từ đưa lên trước trán và từ từ hạ xuống theo năm vóc toàn thân, hai tay úp xuống khi cách đất khoảng 40 cm, đầu cúi sát đất khoảng giữa hai bàn tay và hai đầu gối phải sát đất.
Khi lạy xong chúng ta bật hai tay lên và toàn thân năm vóc theo thế đàn hồi giống như một lò xo tự động bật lên, úp xuống mà không cần phải dùng sức để trở về tư thế ban đầu hai tay chắp trước ngực.
Và cứ như thế chúng ta lễ lạy thật trang nghiêm làm cho thân tâm được an lạc, nhẹ nhàng mà không hao công tốn sức. Người bệnh cũng có thể lễ lạy thoải mái theo phương pháp này mà không bị chướng ngại nhờ thân tâm chuyên nhất theo nguyên tắc “miệng niệm, tai lắng nghe”. Đây là phương pháp lạy căn bản, toàn thân năm vóc sát đất, thân tâm cung kính lễ sẽ giúp ta tiêu trừ bệnh cống cao ngã mạn và chuyển hóa phiền não tham-sân-si thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Khi tụng kinh hai tay chắp trước ngực, ngón tay không được so le, bàn tay khít và thẳng, mắt nhìn phía trước, tâm chuyên nhất đọc theo vị chủ lễ, không được đọc trước hoặc sau, đọc kinh phải chậm rãi đều đặn, không đọc quá to cũng không đọc quá nhỏ.
Khi cầm kinh đọc thì mắt phải nhìn thẳng vào kinh y như thể chúng ta tôn trọng, cung kính Phật. Khi xá chào mọi người chúng ta tôn kính như một vị Phật. Chúng ta tuyệt đối không cầm kinh mà chào người, không được cặp kinh vào hai bên nách, khi đọc kinh xong chúng ta để lại trên bàn thờ Phật hay trong tủ thờ, không được để kinh bừa bãi sau khi đọc xong dù ở nhà hay ở trong chùa.
D- Cách xưng hô
Lời nói hay danh từ chỉ là phương tiện trong đối nhân xử thế để đảm bảo mối quan hệ mật thiết có tôn ty trật tự giữa con người với nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ danh xưng có thể thay đổi theo thời gian nên cách xưng hô trong đạo Phật cũng không có nguyên tắc cố định, tùy theo hoàn cảnh mà có sự đổi thay.

a-Khi nào quý Phật tử gọi các vị xuất gia bằng thầy, bằng cô, bằng đại đức, thượng tọa hay hòa thượng? Khi xuất gia từ 20 tuổi và bắt đầu thọ giới cụ túc thì gọi là đại đức. Thọ giới cụ túc 25 năm gọi là thượng tọa, thọ giới 40 năm trở lên gọi là hòa thượng.
b-Khi ông bà cha mẹ gọi một vị xuất gia là “thầy hay sư phụ”, người con hay cháu phải gọi là “sư ông” mới phù hợp đạo lý thầy trò.
c-Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể gọi một vị tại gia nhiều tuổi từ 60 tuổi trở lên bằng “con”được chăng dù người Phật tử tại gia cao niên đó xưng “con” với vị xuất gia?
d-Sau khi xuất gia, một vị Tăng hay Ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
Trong đạo Phật có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là “tuổi đời và tuổi đạo”. Tuổi đời là tuổi tính theo ngày tháng năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia vào chùa tu học. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thọ cụ túc giới và hằng năm phải nhập hạ hay tùng hạ theo chúng tu học mùa an cư kiết hạ, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ hay tuổi đạo. Trong nhà Phật, tất cả mọi việc kể cả cách xưng hô chỉ tính theo tuổi đạo hoặc ngày xuất gia trước sau, không quan trọng tuổi đời.
Khi tiếp xúc với chư Tăng Ni, người Phật tử tại gia thường đơn giản gọi bằng “thầy hay cô” và thường xưng “con” để tỏ lòng tôn kính. Có những vị Phật tử lớn tuổi xưng “tôi hay chúng tôi” với những vị Tăng Ni trẻ để phù hợp với đạo lý làm người.
Khi đã qui y Tam bảo thọ 5 Giới tại chùa, mỗi vị Phật tử tại gia có một vị thầy cao cả, đó là Phật bảo và vị tăng truyền giới là Tăng bảo chân chính. Vị ấy được gọi là “thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể thọ giới cùng chung một vị thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng “thầy”. 
Khi Tăng Ni tiếp xúc với quý Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia đình, chư Tăng Ni thường xưng là “tôi hay chúng tôi” (hay xưng pháp danh, pháp hiệu hoặc bần Tăng, bần Ni); cũng có khi chư Tăng Ni xưng là “thầy hay cô” và gọi quý Phật tử là “đạo hữu hay quý Phật tử”; cũng có khi chư Tăng Ni gọi quý Phật tử tại gia bằng pháp danh hay xưng hô theo địa vị xã hội, hoặc theo thứ bậc trong gia đình.
Sự việc chư Tăng Ni xuất gia ít tuổi gọi một Phật tử tại gia lớn tuổilà cha mẹ hoặc ông bà bằng con”là không hợp với lý lẽ làm người. Chư TăngNi còn trẻ không nên gọi như vậy vì thiếu sự tôn trọng. Chúng ta biết mọi chuyện trên đời đều có thể thay đổi, ngôi thứ, cấp bậc cũng vậy. Nhưng giá trị tuổi đời lớn nhỏ không đổi, cứ theo thời gian mà càng tăng lên. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, tuổi đờirất được kính trọng trong xã hội dù là người Phật tử tại gia hay người xuất gia.
Tuy nhiên, trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo thế gian chư Tăng Ni có thể gọi các vị Phật Tử tại gia, kể cả người thân trong gia đình một cách trân trọng, tôn kính tùy theo tuổi tác. 
Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật giữa người xuất gia và Phật tử nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau để học đạo giác ngộ, giải thoát. Nhờ vậy, chúng ta có thể phá trừ tâm cống cao ngã mạn mà chuyển hóa phiền não tham-sân-si thành vô ngã, vị tha. 
Chư Tăng Ni phát tâm xuất gia tu hành, quý Phật tử phát tâm tu tập tại gia, như vậy đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ nếu cótrong nhà chùa. Chúng ta xưng hô như thế nào để hợp với đạo lý mà không đánh mất giá trị làm người trong tu tâm sửa tánh để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể thay đổi theo hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm chất cao quý của người học đạo giác ngộ, giải thoát đối với Phật tử tại gia cũng như người xuất gia. 
Tăng Ni là những người vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn cho chúng ta biết được đạo lý làm người. Là những người tiếp tục kế thừa sự nghiệp của đức Phật để truyền dạy giới đức cho mọi người nên chúng ta phải gọi là “thầy, cô” hoặc gọi theo giới phẩm “đại đức, thượng tọa hay hòa thượng”.
Đối với thầy, cô chúng ta có thể xưng bằng “chúng con hay chúng tôi” là tùy theo tuổi tác của vị Tăng Ni đó cho phù hợp với đạo lý làm người mà vẫn một lòng tôn kính để học đạo giác ngộ, giải thoát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner